COVID-19 khiến khách du lịch đến Việt Nam sụt giảm thế nào trong năm 2020?

0:00 / 0:00
0:00

Chịu tổn thương nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19, ngành du lịch ghi nhận lượng khách quốc tế sụt giảm nghiêm trọng trong suốt năm 2020.

Không có khách quốc tế, du lịch Việt Nam chỉ còn hoạt động du lịch trong nước. Nhưng thị trường du lịch nội địa cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát. (Ảnh minh họa).
Không có khách quốc tế, du lịch Việt Nam chỉ còn hoạt động du lịch trong nước. Nhưng thị trường du lịch nội địa cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát. (Ảnh minh họa).

Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, bước vào năm 2020, du lịch Việt Nam đã có 5 năm liên tục tăng trưởng ngoạn mục.

Tháng 1/2020, lần đầu tiên Việt Nam đón gần hai triệu lượt khách quốc tế trong một tháng, đây là tín hiệu khả quan để thực hiện mục tiêu đón hơn 20 triệu khách quốc tế. Thế nhưng, từ tháng 2/2020, dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới và ngay lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Từ tháng 3/2020, Việt Nam ngừng hoạt động đón khách quốc tế, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng này lập tức sụt giảm xuống gần 450 nghìn lượt, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 63,8% so với tháng 2/2020.

Trong đó, hai thị trường khách hàng đầu của du lịch Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc đều giảm rất sâu, trên 90%.

Ngoài ra, hàng loạt các thị trường quan trọng khác cũng bị giảm từ 40-80% như: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật, Mỹ, Canada, Italy...

Khách quốc tế đến từ các châu lục cũng giảm mạnh, trong đó châu Á đạt hơn 243 nghìn lượt, giảm 77,2% so với cùng kỳ năm 2019. Khách đến từ châu Âu giảm 27,5%, châu Mỹ giảm 67,9%, châu Úc giảm 49,9% và châu Phi giảm 37,8%.

COVID-19 khiến du lịch Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó, chịu tổn thất nặng nề nhất trong các ngành kinh tế. Uớc tính thất thu của ngành du lịch khoảng 23 tỉ USD do lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm.

Trong đó tháng 6 có lượng khách đến Việt Nam thấp nhất, theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong tháng 6, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 8,8 nghìn lượt người, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Các tháng còn lại hầu hết chỉ dao động từ 14 đến hơn 26.000 lượt khách quốc tế. Cao nhất là tháng 8 cũng chỉ đạt 163.000 lượt, tăng gần 17% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm tới gần 99% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung 11 tháng năm 2020, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3.821 nghìn lượt người, giảm 76,6% so với cùng kỳ năm trước.

Không có khách quốc tế, du lịch Việt Nam chỉ còn hoạt động du lịch trong nước. Nhưng thị trường du lịch nội địa cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát.

Trong khi đó, trên thế giới, đại dịch cũng đã biến năm 2020 trở thành một năm ảm đạm đối với nền công nghiệp không khói trị giá hàng tỉ USD. Nhu cầu đi lại đóng băng khiến du lịch thế giới thiệt hại gần 500 tỉ USD.

Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc, mặc dù vaccine ngừa COVID-19 ra đời giúp nhiều du khách bớt lo âu song đến cuối năm nay, lượng khách du lịch quốc tế sẽ vẫn giảm tới cấp độ như cách đây 30 năm, khiến ngành du lịch toàn cầu thiệt hại tới hơn 1.000 tỉ USD.

Tổ chức Du lịch Thế giới kỳ vọng du lịch toàn cầu có thể bắt đầu hồi phục vào nửa sau của năm 2021. Tuy nhiên, phải mất từ 2 năm rưỡi đến 4 năm nữa thì lượng khách du lịch quốc tế trên phạm vi toàn cầu mới có thể trở lại mức độ như năm 2019- trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

Theo VTC News
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.