Cử tri Mỹ lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái vào năm 2020 đang là mối lo ngại hàng đầu của nhiều cử tri nước này.
Container hàng hóa được xếp dỡ tại cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Container hàng hóa được xếp dỡ tại cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Kết quả thăm dò dư luận do Hill-HarrisX tiến hành và công bố ngày 19/8 cho thấy có tới 73% số cử tri được hỏi cho biết họ lo ngại rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ bị suy thoái vào năm tới, trong khi 9% số người được hỏi tỏ ra không chắc chắn, còn 19% cho biết họ không quan tâm tới vấn đề này.

Kết quả cuộc thăm dò cũng cho thấy 55% cử tri đảng Cộng hòa được hỏi bày tỏ lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái, thấp hơn so với tỉ lệ 84% cử tri đảng Dân chủ, trong khi đó có 79% cử tri độc lập cùng chia sẻ lo ngại trên.

Cuộc thăm dò diễn ra trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng cao sẽ xảy ra suy thoái kinh tế vào năm tới, gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu. Nhằm trấn an dư luận, Tổng thống Donald Trump một mặt đưa ra tuyên bố khẳng định nền kinh tế Mỹ vẫn đang “rất mạnh” và sẽ không xảy ra suy thoái, nhưng mặt khác ông tiếp tục tăng cường sức ép với Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhằm cắt giảm lãi suất và thực hiện các bước khác nhằm kích thích nền kinh tế.

Tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm mạnh, 800 điểm, tương đương 3%, trong phiên giao dịch ngày 14/8,  khi đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ rơi vào tình trạng đảo ngược lần đầu tiên sau 12 năm. Giới đầu tư xem đây là một dấu hiệu kinh điển của suy thoái kinh tế.

Theo Báo Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.