Cửa hàng tiện ích: Xu hướng văn minh thương mại

Nắm bắt nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng đang dần thay đổi theo hướng quan tâm đến chất lượng, rõ nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt là thuận tiện, các cửa hàng tiện ích đã phát triển nhanh, len lỏi vào từng ngõ ngách, khu dân cư. Với thế mạnh này, mô hình cửa hàng tiện ích được đánh giá là một xu hướng văn minh thương mại, ngày càng chiếm ưu thế so với kênh bán lẻ truyền thống như chợ, siêu thị tại Việt Nam.
VinMart+ đã có 1.700 cửa hàng tiện ích trên toàn quốc.
VinMart+ đã có 1.700 cửa hàng tiện ích trên toàn quốc.
Mô hình hiện đại
Trước đây, cứ mỗi dịp cuối tuần, chị Nguyễn Nguyệt Anh, nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trú tại 20 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm) lại đến siêu thị VinMart hoặc Big C cách nhà 6-7km để mua sắm những mặt hàng thực phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt của gia đình trong một tuần. Tuy nhiên, từ ngày gần nhà có các cửa hàng tiện ích, siêu thị mini…, chị Nguyệt Anh không còn phải tích trữ thực phẩm như trước. Thay vào đó, cứ cuối ngày, hết giờ làm việc, chị chỉ cần vào cửa hàng VinMart+ ngay gần nhà là đã mua được đồ tươi ngon về chế biến bữa tối. Chia sẻ lý do thay đổi thói quen, chị Nguyệt Anh cho biết: “Mua sắm ở đây cho tôi cảm giác yên tâm hơn so với chợ bên ngoài. Hàng hóa gắn nhãn mác đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng. Thực phẩm tươi sống được bảo quản trong tủ lạnh...”.
Có thể thấy, tâm lý và thói quen của nhiều bà nội trợ như chị Nguyệt Anh đang là xu hướng của không ít người do tính tiện lợi và nhanh chóng mà các cửa hàng tiện ích mang lại. Nhất là khi mô hình thương mại hiện đại này đang len lỏi vào từng ngõ ngách, khu dân cư với mật độ dày đặc thậm chí hơn cả chợ tạm, chợ cóc.
Đặc biệt, các cửa hàng tiện ích đều dành vị trí để xe máy rộng rãi, vừa tiện lợi cho người tiêu dùng, bảo đảm trật tự đô thị, vừa khắc phục được nhược điểm của các chợ - trung tâm thương mại là phải gửi xe khá bất tiện. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, bảo vệ tại cửa hàng VinMart+ trên đường Thái Hà (quận Đống Đa) cho biết: “Khách đến gửi xe và vào mua hàng rất nhanh chóng, thuận tiện. Nếu mua nhiều hàng còn được nhân viên chúng tôi mang giúp ra xe”.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, việc xin giấy phép cho cửa hàng có diện tích 500m2 đơn giản hơn rất nhiều so với việc mở siêu thị hay đại siêu thị, chưa kể điều này còn góp phần gia tăng độ phủ của thương hiệu. Đó là lý do nhiều thương hiệu bán lẻ nổi tiếng như Circle K (Mỹ) có mặt tại thị trường Việt Nam khá sớm, từ tháng 8-2008, hay Shop & Go (Singapore) có mặt từ năm 2005, và liên tục mở rộng hệ thống, hình thành nên những chuỗi cửa hàng lớn. Hiện, tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Circle K có hơn 300 cửa hàng, Shop & Go có hơn 160 cửa hàng.
Vươn lên trước các đối thủ ngoại, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng liên tục mở rộng chuỗi cửa hàng tiện ích. Điển hình là chỉ trong tháng 12-2018, Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại Tổng hợp VinCommerce đã mở mới 238 cửa hàng VinMart+ tại 3 miền Bắc - Trung - Nam, nâng tổng số cửa hàng tiện ích trên khắp cả nước lên tới 1.700 điểm. Hàng nghìn sản phẩm bảo đảm nguồn gốc, chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt bởi hơn 33 phòng/trạm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tiêu chuẩn quốc tế, đã giúp khách an tâm mua sắm mỗi ngày.
Cửa hàng tiện ích: Xu hướng văn minh thương mại ảnh 1

Khách hàng lựa chọn các sản phẩm được bày bán tại một cửa hàng tiện ích GS25. Ảnh: Ngọc Thạch

Sức nóng của thị trường

Nhận định về sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cửa hàng tiện ích, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho rằng, loại hình kinh doanh này dù chỉ chiếm diện tích khá khiêm tốn nhưng người mua có thể chọn lựa nhiều mặt hàng. Yêu cầu đối với các cửa hàng tiện ích là đưa được tất cả những gì người tiêu dùng cần cho cuộc sống hằng ngày vào trong một mặt bằng nhỏ, từ đồ ăn, thức uống đến cây kim, sợi chỉ; từ bàn chải, kem đánh răng đến văn phòng phẩm, thẻ nhớ điện thoại... Thậm chí, khách hàng còn có thể thanh toán một số loại hóa đơn điện, nước, điện thoại; đặt vé, rút tiền... Bên cạnh đó, hầu hết các cửa hàng tiện ích còn cung cấp cả thức ăn nhanh và thực phẩm tươi sống.
Không chỉ vậy, nếu như chợ truyền thống hay cửa hàng tạp hóa chỉ mở cửa trong khoảng thời gian nhất định, thì một số cửa hàng tiện ích phục vụ 24/24giờ, cả 7 ngày trong tuần, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bất kể thời gian. Ngoài là điểm mua sắm, nhiều cửa hàng tiện lợi còn cung cấp wifi, chỗ sạc điện thoại miễn phí.
Theo đánh giá của Công ty TNHH CBRE Việt Nam - đơn vị quản lý và tư vấn về bất động sản, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ diễn ra cạnh tranh giữa các nhà đầu tư hệ thống cửa hàng tiện ích trong nước và quốc tế, trong việc chiếm thị phần thông qua mở thêm cửa hàng tiện ích. Điển hình, VinMart+ đang có kế hoạch mở thêm 3.000 cửa hàng khắp Việt Nam trong những năm tới. GS25 - chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc đã vào thị trường Việt Nam và đang dự kiến mở hơn 2.500 cửa hàng. Đây là tín hiệu cho thấy "sức nóng" của thị trường này trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Bà Trần Thị Phương Lan cho biết thêm: “Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh của thành phố, các doanh nghiệp bán lẻ đã quan tâm xây dựng và giữ gìn thương hiệu để thu hút khách hàng. Cùng với đó, thành phố cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các phương thức thương mại hiện đại, phù hợp với đô thị văn minh". Theo bà Trần Thị Phương Lan, với sự phát triển của các loại hình thương mại mới, từng bước người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm theo hướng văn minh, không mua bán tùy tiện trên vỉa hè, dưới lòng đường; không tiêu thụ, sử dụng hàng giả hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Nhằm thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, đổi mới phương thức kinh doanh, theo hướng văn minh hiện đại, ngày 24-5-2018, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND về phát triển thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố đến năm 2025. Theo đó, TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phát triển 52 trung tâm mua sắm (trong đó có 9 trung tâm mua sắm cấp vùng, 10 trung tâm mua sắm hạng 1, 10 khu thương mại, dịch vụ tổng hợp; 23 đại siêu thị). Ngoài ra có 111 siêu thị hạng 2; 865 siêu thị hạng 3; 595 chợ; 1.000 cửa hàng tiện lợi; 1.000 máy bán hàng tự động đặt tại các địa điểm công cộng.

Theo Hà Nội Mới
TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.