Cuộc chiến chống COVID-19 tại Việt Nam: Vượt qua hai 'làn sóng' đầy ngoạn mục

[Ngày Nay] - Trong khi số ca mắc COVID-19 ở nhiều nước trên thế giới lên tới con số hàng triệu người, số ca tử vong cũng lên tới hàng trăm nghìn thì tại Việt Nam, số người mắc vẫn đang được khống chế, kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, Việt Nam chữa khỏi được nhiều ca bệnh nặng gần như không còn cơ hội sống. Đây là những thành tựu đáng tự hào trong cuộc chiến chống COVID-19 của nước ta.
Bệnh nhân 19 sau 3 lần ngừng tim đã hồi sinh trở lại, hoàn toàn khỏe mạnh. Ảnh: TTXVN
Bệnh nhân 19 sau 3 lần ngừng tim đã hồi sinh trở lại, hoàn toàn khỏe mạnh. Ảnh: TTXVN

Hai “làn sóng” nghẹt thở

Còn nhớ thời điểm virus Corona mới được phát hiện và bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, khi đó các biện pháp phòng bệnh chưa được khuyến cáo chung một cách mạnh mẽ trên toàn thế giới. Việt Nam nằm giáp Trung Quốc nên kịp thời có sự chuẩn bị phòng ngừa, ngăn chặn quyết liệt.

Ca bệnh đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam, công tác cách ly ngay lập tức được tiến hành chặt chẽ. Kèm theo đó, công tác điều trị cũng đảm bảo tránh lây nhiễm chéo cho nhân viên y tế; không có trường hợp nào tử vong, một cả bệnh nhi trẻ nhất mới 3 tháng tuổi cũng hoàn toàn khỏe mạnh khi xuất viện.

“Làn sóng thứ nhất” Việt Nam có tổng cộng 16 trường hợp nhiễm COVID-19, đáng chú ý là chùm ca bệnh từ Vũ Hán về có một số ca bệnh, sau khi có dấu hiệu lây nhiễm trong cộng đồng xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Một giải pháp mạnh mẽ, khẩn trương được đưa ra là phong tỏa, cách ly toàn bộ hơn 10 nghìn người dân đang sinh sống trên địa bàn. “Nội bất xuất, ngoại bất nhập” là chỉ đạo xuyên suốt được đưa ra. Người dân sinh hoạt, ăn ở trong làng, được chính quyền cung cấp thực phẩm trong 14 ngày cách ly.

Nhờ biện pháp mạnh mẽ, kịp thời ấy mà dịch COVID-19 nhanh chóng được khống chế. Thời điểm ấy, Việt Nam trải qua hơn 20 ngày không ghi nhận ca nhiễm COVID-19. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch vẫn diễn ra bình thường, đời sống người dân gần như ít bị ảnh hưởng. Trong khi đó, tại Vũ Hán, số ca mắc, tử vong vẫn tăng liên tục từng giờ và dịch bắt đầu lan ra một số nước trên thế giới.

Tuy tình hình dịch bệnh được khống chế, kiểm soát nhưng Việt Nam vẫn nâng cao cảnh giác và liên tục đưa ra những khuyến cáo về áp dụng các biện pháp phòng dịch: Người dân vẫn được khuyến cáo mạnh mẽ đeo khẩu trang nơi công cộng; thường xuyên rửa tay với xà phòng, dưới vòi nước; hạn chế tập trung nơi đông người…

Cuộc chiến chống COVID-19 tại Việt Nam: Vượt qua hai 'làn sóng' đầy ngoạn mục ảnh 1
Một trong những chìa khóa thành công của Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19 là kiểm soát, cách ly chặt các trường hợp nhập cảnh.

Và “làn sóng thứ hai” ập đến khi Việt Nam tiếp nhận số lượng du khách nhập cảnh, người Việt Nam ở nước ngoài/du học sinh/lao động trở về nước trong bối cảnh dịch bắt đầu lan ra rộng nhiều nước trên thế giới. Giai đoạn này thực sự vô cùng căng thẳng, mỗi quyết sách đưa ra đều được cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng, đảm bảo làm sao để có thể vừa phát triển kinh tế, vừa phòng dịch hiệu quả.  

Ca bệnh mở màn của “làn sóng thứ 2” là bệnh nhân số 17 ở Hà Nội-bị nhiễm COVID-19 khi đi du lịch châu Âu về. Điều đáng nói là bệnh nhân khi được phát hiện đã tiếp xúc với nhiều người, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng vô cùng lớn. Ngay trong đêm, khi bệnh nhân này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Hà Nội đã xin ý kiến Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Quốc gia và tổ chức họp trực tuyến triển khai nhiều biện pháp ứng phó. Và cũng ngay trong đêm đó, công tác điều tra hành trình di chuyển, rà soát/khoanh vùng những người tiếp xúc, cách ly toàn bộ những người tiếp xúc F1,2,3 với bệnh nhân được khẩn trương tiến hành. Mọi công tác này được thực hiện khẩn cấp để đảm bảo được “giờ vàng”. Nhờ thế, ổ dịch này được “khóa lại”, hạn chế thấp nhất số ca mắc nhân lên.

Trong giai đoạn này, đáng chú ý là một số ổ dịch lớn ở Bình Thuận, quán bar Buddha (TP Hồ Chí Minh), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ở Hạ Lôi-Mê Linh-Hà Nội với số người được ghi nhận mắc khá nhiều nhưng đều được kiểm soát tốt trong thời gian ngắn. Thời gian đó, khi các ca bệnh trong cộng đồng liên tục được ghi nhận, thậm chí có những ca “mất dấu F0”- không xác định được nguồn lây nhiễm ban đầu thì nguy cơ bùng phát dịch mạnh mẽ trong cộng đồng hiện hữu. Ngay lập tức, Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 đã đưa ra giải pháp “giãn cách xã hội”, đồng thời ngừng nhập cảnh tất cả các hành khách từ nước ngoài để giảm tải cho các khu cách ly.

14 ngày “giãn cách xã hội” trôi qua bình yên với số ca mắc trong cộng đồng được kiểm soát nhờ sự vào cuộc sát sao của các lực lượng chống dịch trên cả nước và phải kể đến cả sự đồng thuận của người dân. Và sau đó, Việt Nam trở lại cuộc sống “bình thường mới”, hoạt động sản xuất, kinh doanh được tái thiết lập nhưng những biện pháp phòng dịch vẫn được song song thực hiện.  

Cho đến ngày 8-6, Việt Nam trải qua hơn 50 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng. Số ca mắc COVID-19 là 328 trường hợp. Những ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận rải rác đều là các trường hợp nhập cảnh từ vùng dịch về và được cách ly nghiêm ngặt, không có khả năng lây lan ra cộng đồng. Người dân trong nước được trở lại cuộc sống bình thường, được học tập, được làm việc, được sống trong môi trường an toàn. Thậm chí mọi người có thể đi du lịch trong nước, tranh thủ tận hưởng những kỳ nghỉ/chuyến tham quan thú vị với mức giá kích cầu du lịch nội địa. Đây là một cuộc sống “bình thường” nhưng ở thời điểm này lại là niềm mơ ước của nhiều người dân ở các quốc gia mà dịch bệnh đang hoành hành, với hàng nghìn, chục nghìn mạng sống bị cướp đi.   

Cứu sống các ca bệnh nặng một cách thần kỳ

Thành công trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam không chỉ là việc khống chế, kiểm soát được các ca bệnh, không để bùng phát, lây lan trong cộng đồng mà còn ở việc điều trị, cứu sống bệnh nhân COVID-19. Khi “làn sóng thứ 2” ập đến với số ca mắc được ghi nhận dồn dập, trong đó có nhiều bệnh nhân nằm trong diện cảnh báo có nguy cơ tử vong: Người mắc bệnh mãn tính tim mạch, tiểu đường, tự miễn thì công tác điều trị của Việt Nam đứng trước những thử thách cam go.

Đó là khi bệnh nhân số 28 người Anh với độ tuổi khá cao (74 tuổi), lại thêm có tiền sử bệnh lý nền u lympho (ung thư máu) 10 năm nên khi nhiễm COVID-19 bệnh nhân nhanh chóng có diễn biến nặng. Bệnh nhân này được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhanh chóng rơi vào tình trạng nặng: khó thở, suy hô hấp nặng không đáp ứng với oxy lưu lượng cao. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản thở máy và được các bác sỹ tích cực cứu chữa, giành giật sự sống từ tay thần chết. Trong ngày được công bố khỏi bệnh để về nước, vợ của bệnh nhân (đồng thời là bệnh nhân COVID-19 và cũng làm nghề điều dưỡng) bày tỏ sự cảm kích, biết ơn các bác sỹ Việt Nam đã cứu sống chồng mình.

Cuộc chiến chống COVID-19 tại Việt Nam: Vượt qua hai 'làn sóng' đầy ngoạn mục ảnh 2

Bệnh nhân 91 được Việt Nam điều trị khỏi COVID-19.

Trường hợp nặng tiếp theo được điều trị khỏi đầy ngoạn mục là bệnh nhân 161-đây là bệnh nhân COVID-19 cao tuổi nhất Việt Nam đến thời điểm này. Cụ bà 88 tuổi ở Hưng Yên được phát hiện lây nhiễm COVID-19 khi điều trị xuất huyết não tại khoa Thần kinh-BV Bạch Mai. Trải qua hơn 40 ngày điều trị tích cực, sát sao với nhiều diễn biến phức tạp, bệnh nhân suy hô hấp, phải thở máy cuối cùng bệnh nhân đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 và hồi phục, cai máy thở, tỉnh táo.

Chưa dừng ở đó, các chuyên gia, thầy thuốc, bác sỹ, nhân viên y tế của Việt Nam còn tạo nên kỳ tích khi cứu sống ngoạn mục bệnh nhân số 19 sau 58 ngày điều trị với 3 lần ngừng tim. Bệnh nhân này khi mới phát hiện bệnh thì sức khỏe ổn định rồi bỗng diễn biến xấu rất nhanh, bệnh nhân ngất xỉu, rơi vào hôn mê khi vừa lúc trước vẫn tỉnh táo, ăn uống thấy ngon miệng.

Bệnh nhân này có diễn biến phức tạp với 3 lần ngừng tim, phải lọc máu nhân tạo và can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo). Quá trình đó, Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia đầu ngành đã có những cuộc cân não để đưa ra quyết định về phương pháp điều trị với bệnh nhân. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng tại BV túc trực ngày đêm 24/24g để theo dõi từng diễn biến nhỏ nhất nhằm xử trí kịp thời. Và như một phép màu, không để những sự nỗ lực ấy trở thành vô nghĩa, bệnh nhân 19 đã khỏi bệnh, tỉnh lại, dần hồi phục và được ra viện với tinh thần tỉnh táo.

Và cho đến ngày 8-6, trong số 331 ca mắc COVID-19 có 307 trường hợp được công bố khỏi bệnh. Trong số các trường hợp còn lại đang điều trị có bệnh nhân 91-nam phi công người Anh với quá trình nằm viện dài ngày, mạng sống bị đe dọa rất nhiều lần đã có những tiến triển thần kỳ. Bệnh nhân ngày nhập viện ngày 18-3, có thời điểm phổi bệnh nhân chỉ còn thông khí 10%. Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm điều trị, cứu sống bệnh nhân khỏi tay thần chết của toàn ngành y tế Việt Nam, đến nay phổi bệnh nhân đã giảm tổn thương, tỷ lệ thông khí phổi đạt 40%.

Mặc dù đến nay tình trạng của bệnh nhân 91 vẫn tiên lượng nặng nhưng bệnh nhân này đã âm tính với SARS-CoV-2 nhiều lần. Sự sống của bệnh nhân được duy trì đến tận bây giờ là điều thần kỳ; là kết quả của quá trình nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của tập thể các chuyên gia, thầy thuốc, điều dưỡng của BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, BV Chợ Rẫy. Quá trình giành giật sự sống của bệnh nhân kéo dài cho thấy cả truyền thống nhân ái, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam.

Những kết quả trong kiểm soát và điều trị dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam thực sự làm thế giới kinh ngạc. Trong một cuộc họp với Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19, TS. Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đã đánh giá: Việt Nam nắm bắt thông tin rất nhanh, chia sẻ minh bạch, kịp thời, áp dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy, hiệu quả… Đồng thời bày tỏ: “Tôi muốn dành thời gian phân tích, tổng hợp các bài học, kinh nghiệm phòng, chống dịch của Việt Nam để chia sẻ với cộng đồng quốc tế”.

Đánh giá về những kết quả phòng, chống COVID-19 của Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam đã bày tỏ: “Cả bộ máy chính quyền đã quyết tâm, chung tay hiệu quả để phòng chống dịch. Việt Nam có hơn 1000km đường biên giới với Trung Quốc và là một trong những quốc gia đầu tiên bị tấn công bởi dịch bệnh nhưng đã chủ động, minh bạch thông tin, chống dịch hiệu quả và Hoa Kỳ rất tự hào là đối tác của Việt Nam trong việc đối phó dịch bệnh COVID-19”.

Ông Daniel Kritenbrink cho biết, báo chí quốc tế cũng như các cơ quan báo chí của Hoa Kỳ cũng nhìn nhận Việt Nam là một trong những nước thành công nhất trong chống dịch COVID-19. 

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.