'Cuộc chơi' ngân hàng của các đại gia bất động sản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Bất động sản là lĩnh vực thâm dụng vốn và sở hữu ngân hàng luôn là tham vọng của các đại gia ngành này. Những cuộc M&A ngân hàng gần đây cho thấy, phía sau các thương vụ thâu tóm, đều có bóng dáng của các "ông trùm" địa ốc.
Hình ảnh của PG Bank xuất hiện trên website của Tập đoàn TNG
Hình ảnh của PG Bank xuất hiện trên website của Tập đoàn TNG

Kỳ 1: Chủ tịch MSB và những tin đồn thâu tóm ngân hàng

Doanh nhân Trần Anh Tuấn, chủ tịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải MSB, có lẽ là ông chủ kỳ lạ nhất trong giới banker: chỉ sở hữu 152.000 cổ phiếu MSB, tương ứng 0,01%.

Thông thường, trong giới Banker, để thể hiện mức độ quyền lực chi phối và quyền kiểm soát, hầu hết các ông chủ bank sẽ đồng thời là người nắm lượng cổ phiếu chi phối, trừ phi ông chủ bank này còn nắm giữ cổ phần trong bank khác, một dạng thức sở hữu chéo từng rất phổ biến và từng bị cảnh báo vì nguy hại tới toàn hệ thống ngân hàng.

Về mặt danh chính, ông Trần Anh Tuấn không được ghi nhận có nắm giữ cổ phiếu trong một bank khác, tỉ lệ sở hữu cổ phiếu ngân hàng do ông làm chủ tịch cũng rất nhỏ, nhưng nhưng quyền lực của vị đại gia này ở ngân hàng lại rất lớn.

Gần đây, MSB và cá nhân ông Trần Anh Tuấn liên tiếp được nhắc đến cùng với hành trình thoái vốn của ngân hàng xăng dầu PGBank.

Nhìn lại tổng quan sự vụ để thấy vì sao MSB và ông Trần Anh Tuấn lại gắn liền với những thông tin M&A PGBank.

Tin đồn sáp nhập giữa hai ngân hàng rộ lên từ cuối năm 2020 sau khi một số cổ đông lớn của MSB vùng tiền gom cổ PG Bank, đồng thời, hai nhân sự kỳ cựu cấp cao của MSB sang nắm giữ vị trí Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc PG Bank.

Thời điểm này ngân hàng MSB phải"phanh gấp" cho vay bất động sản, không thể rót vốn cho các dự án của TNR- một đơn vị do vợ ông Trần Anh Tuấn, cựu đại biểu quốc hội, và Nguyễn Thị Nguyệt Hường là chủ tịch HĐQT. TNR Holdings có quỹ đất khủng trải dài trong cả nước và đang triển khai tới gần 50 dự án bất động sản, từ khu đô thị, khu nghỉ dưỡng tới bất động sản công nghiệp.

Thông tin MSB có thể thâu tóm PGBank rất được quan tâm và có nhiều đồn đoán. MSB dường như không phải đối tác được trông đợi, bởi so với 3 đơn vị "đến trước" là VietinBank, MBBank và HDBank, thì MSB yếu hơn hẳn.

MSB chỉ là một ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, không có tên trong Top 10 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Mặc dù vẫn cố "tô vẽ", nhưng sự thực MSB 8 năm liền không chia cổ tức khiến các cổ đông hết sức bức xúc còn đại diện ngân hàng này thì “bao biện” không chia cổ tức vì chưa xử lý xong nợ xấu.

Cuối năm 2019, Hacker tung thông tin nghi là của hai triệu khách hàng từ MSB lên Raidforums, một website chuyên mua bán dữ liệu. Các thông tin bị rò rỉ bao gồm tên đầy đủ, số chứng minh thư, số điện thoại, địa chỉ nhà, ngày tháng năm sinh, giới tính, email và nghề nghiệp.

Hacker này tuyên bố có đầy đủ thông tin của các khách hàng giao dịch với ngân hàng này. Thậm chí, chúng còn cho biết sẽ đăng thêm nhiều nội dung khác, khẳng định tất cả đều là của năm 2019, kèm thông báo: "Ai muốn mua thì phải chi tiền".

Diễn biến này như một đòn giáng vào nỗ lực số hóa của MSB trong những năm gần đây và cũng cho thấy những vấn đề trong quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Bên cạnh đó, những rủi ro về các vấn đề xoay quanh hệ sinh thái bất động sản của vợ ông chủ MSB làm chủ tịch HĐQT với hoạt động của chính nhà băng này cũng là điều cần quan tâm.

Theo Khoản 3, Điều 2, Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá hai (02) tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó. Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó.

Ông Trần Anh Tuấn không chính danh sở hữu cổ phiếu của một ngân hàng nào khác MSB nhưng ngân hàng này hiện đang nắm giữ 3,33% vốn PVComBank và 1,31% vốn DAB.

Trong khi TNG Holdings Vietnam, do cựu ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường, vợ ông Trần Anh Tuấn giữ chức Chủ tịch HĐQT gần đây có mối quan hệ chặt chẽ với PGBank, được giới thiệu là đơn vị liên kết, tương tự MSB.

Hồi tháng 3/2021, lãnh đạo PGBank tuyên bố ngân hàng này sẽ hoạt động độc lập, không tìm đối tác sáp nhập nữa. Tuyên bố này xuất hiện sau các tin đồn về việc một nhóm cổ đông "luồn rừng" thâu tóm cổ phiếu PGBank để trở thành nhóm cổ đông gần lớn. Nhóm cổ đông này được cho là có liên quan tới chủ tịch MSB. Tuy nhiên, tại ĐHCĐ mới đây, MSB đã chính thức phủ nhận, khẳng định không có chuyện sáp nhập giữa hai ngân hàng này.

Tuy nhiên, những nhân sự từng là chủ chốt của MSB vẫn cứ lần lượt trở thành người PGBank.

Sau ông Nguyễn Phi Hùng - nguyên Phó Tổng giám đốc MSB làm Quyền Tổng giám đốc PGBank. Ông Hoàng Xuân Hiệp, người từng đảm nhiệm nhiều cương vị cấp cao tại MSB như Phó Tổng Giám đốc; Tổng giám đốc công ty quản lý và Khai thác tài sản MSB được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc đảm nhiệm vai trò điều hành và xử lý các công việc của Khối Xử lý và Thu hồi nợ, Phòng Pháp chế và Tuân thủ tại PGBank.

Mới đây, cổ đông PGBank đã thông qua bầu bổ sung một thành viên Hội đồng quản trị và một thành viên Ban kiểm soát. Cả hai nhân sự mới của PGBank đều là lãnh đạo cũ của MSB.

Ông Nilesh RatilalBanglorewala, sinh năm 1964, được giới thiệu vào Hội đồng quản trị PGBank nhiệm kỳ 2020-2025. Theo lý lịch trích ngang, ông Nilesh có 33 năm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, từng làm việc hơn 10 năm tại MSB. Vị trí gần nhất là Giám đốc khối quản lý tài chính kiêm kế toán trưởng MSB (giai đoạn 2015-2020)

Bà Dương Ánh Tuyết cũng được bầu vào Ban kiểm soát PGBank. Bà Tuyết có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, công tác tại MSB từ năm 2011. Vị trí gần nhất bà Tuyết nắm giữ là thành viên ủy ban nhân sự MSB, chủ tịch Hội đồng thành viên FCCOM.

Như vậy, không tính khả năng các nhân viên, chỉ riêng khối lãnh đạo, đã có 4 nhân sự chủ chốt của MSB giờ là lãnh đạo PGBank.

Việc điều chuyển nhân sự này không tránh khỏi đồn đoán về quyền kiểm soát thực sự ngân hàng PGBank, nhất là việc cổ đông lớn nhất của PGBank là Petrolimex vẫn thể hiện mong muốn thoái vốn ngay trong năm 2021. Và khi Petrolimex thoái hết vốn tại PGBank theo quy định, đại gia nào nắm giữ phần vốn thoái này sẽ nắm quyền chi phối Ngân hàng PGBank.

Giới Banker cho rằng, cuộc đua thâu tóm PGBank đang nóng trở lại và rất có thể những tin đồn sẽ thành sự thực?!

Điều này cũng bất ngờ như trong lần hiếm hoi PVCombank công bố các nhóm cổ đông liên quan, vào tháng 3/2018, nhóm cổ đông có liên quan đến ông Trần Anh Tuấn sở hữu tới 31,86% vốn PVCombank.

Trong một tài liệu liên quan đến việc đề cử nhân sự tham gia Hội đồng quản trị, PVComBank đã tiết lộ một danh sách dài các cổ đông sở hữu dưới 5% cổ phần, nhưng lại có sự liên quan đến nhau. Đơn cử như MSB, Công ty TNHH BĐS HA Quận Ba, Công ty TNHH Cốc hoá Tây Giang, Công ty CP Cốc hoá Tây Giang Cao Bằng, Công ty CP Đầu tư Địa Việt và nhiều cổ đông cá nhân khác.

Mặc dù danh sách này chia thành ba nhóm khác nhau, nhưng thực tế, đa phần các pháp nhân và cá nhân trong nhóm cổ đông trên đều có liên quan đến Chủ tịch MSB.

Như Công ty Cốc hoá Tây Giang Cao Bằng từng là công ty con của Công ty CP Tập đoàn Tây Giang - một tập đoàn công nghiệp khai khoáng có tiếng ở khu vực phía Bắc. Ông Nguyễn Xuân Học, người xuất hiện trong danh sách cổ đông của PVCombank năm 2018, cũng là cổ đông của Cốc hoá Tây Giang Cao Bằng. Tương tự, Công ty Cốc hoá Tây Giang cũng từng là công ty con của Tập đoàn Tây Giang.

Tập đoàn Tây Giang và Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, tiền thân của TNG Holdings Group, là các cổ đông sáng lập của Công ty CP Khai thác chế biến khoáng sản Việt (VMPCO). VMPCO từng nắm trong tay khoảng 40 mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn ở khu vực phía Bắc. Ông Trần Anh Tuấn có thời kỳ còn trực tiếp giữ ghế Chủ tịch HĐQT của VMPCO.

Xin nhắc lại, sở hữu chéo vẫn là một nguy cơ cực lớn cho hệ thống ngân hàng, tiềm ẩn rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng (TCTD) nói riêng, cũng như toàn hệ thống TCTD nói chung, cản trở nhất định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD.

Theo các chuyên gia, để ngăn chặn tình trạng này, cần có cơ chế, chính sách buộc các TCTD công khai, minh bạch danh sách cổ đông, xử lý nghiêm việc mượn danh, mạo danh cổ đông cũng cần được thực hiện rốt ráo. Ngoài ra, cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát, nhất là đối với hoạt động góp vốn, mua cổ phần; giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của những cổ đông và người có liên quan tại các TCTD; theo dõi, giám sát chặt chẽ việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần trên thị trường chứng khoán...

Đừng để thâu tóm xong, sở hữu chéo xong rồi, ai cũng biết, chỉ mình Ngân hàng nhà nước lại...không biết!

(Còn tiếp)

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.