Cuộc giao dịch với ông chủ bán 18 nghìn… 100 đôi đũa '3 không'

Sự thật của thông báo trong 250 mẫu đũa dùng một lần được kiểm tra có 4 mẫu chứa chất có khả năng gây ung thư và ăn mòn mô là gì?
Cuộc giao dịch với ông chủ bán 18 nghìn… 100 đôi đũa '3 không'

Trang thông tin của cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Bộ Y tế Đài Loan vừa đăng tải thông báo trong 250 mẫu đũa dùng một lần được kiểm tra có 4 mẫu chứa chất có khả năng gây ung thư và ăn mòn mô. Sự thực thông tin này như thế nào?

PV đã liên lạc với Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), các chuyên gia để tìm hiểu rõ nghi vấn trên.

Cuộc giao dịch với ông chủ bán 18 nghìn… 100 đôi đũa '3 không' ảnh 1

Ảnh minh họa.

“Chúc quý khách ngon miệng” với đũa... 3 không

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên đũa dùng một lần dính nghi án chứa chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khoẻ người dùng. Chưa rõ tại Việt Nam, sản phẩm này có chứa chất trên hay không, nhưng theo khảo sát của PV, nó đang được sử dụng khá phổ biến. Từ quán phở vỉa hè đến các nhà hàng, đại đa số đều sử dụng loại đũa này. Chỉ có điều, ít ai ngờ đến, sản phẩm trên đều là “3 không”: Không địa chỉ sản xuất, không ngày sản xuất và không hạn sử dụng.

Trong vai một khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm đũa dùng một lần với số lượng lớn để phục vụ việc mở hàng cơm và kinh doanh dịch vụ cưới hỏi, PV đã tìm đến cơ sở sản xuất đũa dùng một lần địa chỉ tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Anh H. – chủ cơ sở sản xuất khẳng định: “Hiện tại, bên mình chỉ còn loại đũa chất lượng cao với giá 18.000 đồng/100 đôi. Bạn cần đũa số lượng bao nhiêu bên mình cũng có thể đáp ứng”. Lần theo địa chỉ mà chủ cơ sở sản xuất đăng trên website, chúng tôi khá bất ngờ khi căn nhà này... cửa đóng then cài.

Lấy lý do “cần biết rõ khả năng sản xuất và xem sản phẩm mẫu mới chắc chắn giao dịch”, chúng tôi tiếp tục liên hệ lại với người cung cấp. Anh H. lý giải: “Địa chỉ trên chỉ là để giao dịch nhưng hôm nay bên mình đi vắng hết nên không mở cửa. Cơ sở sản xuất của bên mình đặt ở... Thanh Hoá, chứ không phải ở Hà Nội. Bạn yên tâm đi, đũa bên mình còn được các nhà hàng nổi tiếng ở Hà Nội đặt, giá cả cũng mềm”.

Như không muốn bỏ lỡ mối làm ăn, dù thời điểm hiện tại đang không ở Hà Nội nhưng anh H. vẫn sẵn sàng “điều” người mang hàng mẫu đến cho tôi. Trái ngược với lời quảng cáo uy tín của sản phẩm, những đôi đũa dùng một lần mà tôi được “tiếp thị” tuyệt nhiên không ngày sản xuất, không địa chỉ cung ứng, không hạn dùng. Tất cả các sản phẩm đều in duy nhất dòng chữ: “Chúc quý khách ngon miệng”. Có lẽ, với vô số lo ngại về sản phẩm, người dùng cũng khó mà ngon miệng được.

Tại nhiều cửa hàng tạp hoá, sản phẩm đũa dùng một lần được vứt lẫn cùng vô số sản phẩm chổi lau nhà, nước rửa bồn cầu... Tất cả đều phủ một lớp bụi màu vàng nhạt. Chị Hằng, chủ một cửa hàng tạp hoá tại Mễ Trì (Hà Nội) phân trần: “Thời tiết hanh khô, thành phố bụi mù mịt nên hàng hoá bẩn vậy. Em về lau qua lớp ni lông ngoài là sạch ngay mà”.

Không lạc quan như nhà cung cấp, người bán hàng tạp hoá, nhiều người tiêu dùng Việt Nam đang “sốt xình xịch” trước thông tin một số sản phẩm đũa dùng một lần có chứa chất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư. “Đến các quán ăn, tôi thường yêu cầu quán cho mượn phích nước sôi để “trần” đũa. Tuy nhiên, với tình hình này, có lẽ tôi sẽ mang theo một đôi đũa “giắt túi” khi đi ăn ở ngoài để khỏi phải lo đũa “ngậm” hoá chất”, anh Phạm Ngọc Duy (Trung Hoà – Nhân Chính, Hà Nội) đưa phương án “đối phó” với nỗi lo đũa dùng một lần dính nghi án chứa hóa chất độc hại.

Bộ Y tế khẩn trương xác minh sản phẩm

Để có thông tin cụ thể hơn về nghi vấn này, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng cục An toàn Thực phẩm (bộ Y tế). Ông Phong cho biết: “Trang thông tin điện tử của cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, bộ Y tế Đài Loan có thông báo kết quả hoạt động lấy mẫu và kiểm nghiệm đối với sản phẩm đũa dùng một lần năm 2015 tại Đài Loan. Các chỉ tiêu được lựa chọn để kiểm tra là hàm lượng dioxide, biphenyl và hydrogen dioxide. Theo nội dung thông báo thì, trong 250 mẫu đũa dùng một lần được kiểm tra, tất cả đều đạt tiêu chuẩn về hàm lượng dioxide, 1 mẫu được phát hiện có chứa chất biphenyl (0.22ppm), 3 mẫu khác có chứa chất hydrogen peroxide và tất cả đều có nguồn gốc từ Việt Nam”.

Ngay sau khi có thông tin trên, ngày 8/1, cục An toàn Thực phẩm đã liên hệ ngay với Văn phòng Kinh tế văn hóa Đài Bắc (Đài Loan) đề nghị cung cấp thông tin. Theo thông tin mới nhất, ngày 11/1, Cục đã nhận được phản hồi liên quan đến 4 lô đũa sử dụng một lần của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan. Thông tin từ phía Đài Loan cung cấp bao gồm tên doanh nghiệp chịu trách nhiệm đối với sản phẩm ở Đài Loan, hạn sử dụng, nguyên nhân không đạt yêu cầu. Cục An toàn thực phẩm đang tiếp tục đề nghị phía Đài Loan cung cấp tên đầy đủ, chính xác và địa chỉ cụ thể của các nhà sản xuất ra các loại đũa trên ở Việt Nam để có cơ sở tiến hành các biện pháp quản lý cần thiết.

PGS.TS Trần Hồng Côn – giảng viên khoa Hoá học (ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) phân tích, hydrogen peroxide có thể được sử dụng để tẩy trắng tre, nứa. Tuy nhiên, chất đó phân hủy rất nhanh, nên độ tồn dư gần như không có. Trừ khi họ vừa tẩy trắng xong mang đóng bao ngay mới có tồn đọng, nhưng khi mở ra không khí thì chất đó sẽ phân hủy ngay lập tức.

Theo PGS Côn, những chất này hoạt động không bền, phân hủy thành nước và oxy. Trong khi đó, Biphenyl (0.22ppm) là loại mạch vòng, người sử dụng thường tẩm vào để tiệt trùng và chống mối mọt. Có thể trong đũa có, nhưng còn tùy thuộc vào hàm lượng của chúng ở mức độ nào. Chuyên gia này nhấn mạnh rằng: “Đừng vừa nghe họ nói có là đã hoảng hồn gây xáo trộn dư luận. Bởi, các chất này chỉ khi nào nồng độ vượt quá mức cho phép mới ảnh hưởng đến sức khỏe”.

Trong một diễn biến mới nhất, theo thông tin từ ông Nguyễn Thanh Phong, cục An toàn Thực phẩm đã yêu cầu viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia lấy mẫu các sản phẩm đũa dùng 1 lần trên thị trường để kiểm nghiệm các chất tẩy trắng. Kết quả cho thấy 10 mẫu đũa lấy trên thị trường đều âm tính với chất tẩy trắng.

Chỉ khi vượt ngưỡng cho phép mới nguy hiểm

Cuộc giao dịch với ông chủ bán 18 nghìn… 100 đôi đũa '3 không' ảnh 2

PGS.TS Trần Hồng Côn.

Cũng theo PGS. TS Trần Hồng Côn, cơ thể chúng ta như một vũ trụ thu nhỏ, ngoài môi trường có gì, cơ thể cũng có đúng những thứ đó. Trong cơ thể cũng có một số chất độc tố bắt buộc phải có để tồn tại và điều hành hệ thống. Hydrogen peroxide là chất giàu oxy, nếu nạp chất đó vào cơ thể ở mức vượt quá ngưỡng cho phép, niêm mạc sẽ bị ảnh hưởng. Nếu hàm lượng nhiều hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch. Chúng ta cần xác minh tiếp thông tin về hàm lượng những chất đó là bao nhiêu và đã ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay chưa? Chỉ khi nào vượt ngưỡng cho phép, khi đó mới nên nói, không thì ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.

Hoàng Mai

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.