Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng

Ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, những đứa trẻ trở về từ Campuchia không được đến trường, phải bươn chải kiếm sống bên hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh).
Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng
Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 1

Cứ hửng sáng, Nguyễn Văn Cời - cậu bé 10 tuổi theo gia đình từ Campuchia về sống ven hồ Dầu Tiếng (ấp Tà Dơ, xã Tân Thành, huyện Tân Châu, Tây Ninh) - lại xách lưới, dây câu đi dọc dòng nước tìm bắt cá. Nó được cha mẹ giao cho việc này để nuôi đàn vịt 20 con.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 2

Về "làng Việt kiều" 4 tháng nay, Cời và những đứa trẻ ở đây một chữ bẻ đôi cũng không biết. Chúng vốn được sinh ra ở Biển Hồ (Campuchia), theo cha mẹ mưu sinh trên sông nước từ năm này qua năm khác nên không được đi học. Có tên họ đầy đủ nhưng không đứa nào có giấy khai sinh.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 3

Ngoài việc bắt cá cho đàn vịt, Cời cùng đám bạn dong xuồng ven lòng hồ nhặt củi về đun nấu. "Em cũng muốn đi học nhưng cha mẹ kêu không có giấy tờ không học được", Cời nói, giọng tỉnh rụi.

Với cậu bé, cuộc sống hiện tại tốt hơn nhiều so với thời bên Biển Hồ bởi nhà nào cũng được chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm cho gạo, thực phẩm nên không sợ đói.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 4

Thi (13 tuổi) là đứa hiếm hoi có thể biết đọc, viết được vài từ do từng được đi học hồi ở Campuchia. Cha mẹ cô bé phải trả khoảng 3.000 Việt Nam đồng cho một buổi con đến lớp. Tuy nhiên, số tiền này cũng là gánh nặng với gia đình nên việc học của Thi liên tục gián đoạn. "Cho con biết cái chữ là tốt, chúng tôi biết thế, nhưng nó đi học thì nhà mất một lao động, nhất là việc kiếm sống bên đó ngày càng khó khăn", mẹ cô bé nói.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 5

Về Việt Nam, Thi được tặng quyển sách Tiếng Việt lớp 1. "Em thích nó lắm, thường tập đánh vần những lúc rảnh rỗi. Em cũng muốn đi học mà cha mẹ nói không có giấy khai sinh. Đi học biết chữ với người ta, sau này còn đi làm công ty kiếm tiền. Tương lai của em chỉ vậy thôi", Thi nhoẻn miệng cười.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 6

Tương tự Thi và Cời, cả trăm đứa trẻ làng Việt kiều đều không có khai sinh hoặc bất kỳ giấy tờ nào. Tên cha mẹ đặt, tuổi tự chúng nhớ và tất cả phải bươn chải với cuộc sống từ khi còn bé.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 7

Mới 8 tuổi nhưng Mum chững chạc như người lớn. Vừa trông em trai 2 tuổi cô bé vừa làm cá, chuẩn bị bữa trưa cho gia đình. "Cuộc sống khó khăn nên từ bé con cháu tụi tui phải biết làm việc để kiếm cái ăn. Đây cũng là cách để sau này chúng lớn lên tự bươn chải", người đàn ông tên Đài cho biết.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 8

Trẻ em tại xóm Việt kiều ấp Tà Dơ chỉ quẩn quanh chơi cùng nhau vì khu vực họ ở cách xa khu dân cư. Những chú chó theo họ từ Biển Hồ về thành bạn lũ trẻ.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 9

Điểm chung của những trẻ ở đây là có mái đầu vàng hoe do phải phụ gia đình làm việc và rong chơi dưới cái nắng gay gắt vùng biên giới Tây Ninh. Mọi sinh hoạt đều dựa vào nước hồ Dầu Tiếng, điều kiện vệ sinh thấp nên đa số chúng đều có chấy, rận và các bệnh viêm nhiễm ngoài da.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 10

Chiếc "tivi" hiếm hoi trong làng đang mở lại bộ phim Việt Nam nổi tiếng 8 năm trước. Cùng với chiếc radio, đây là cánh cổng duy nhất trẻ em làng Việt kiều biết thêm về bạn bè cùng trang lứa, hay cuộc sống ở ngoài làng Tà Dơ. Nhiều đứa về Việt Nam đã 5-7 năm nhưng chưa một lần bước chân ra khỏi khu vực lòng hồ Dầu Tiếng.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 11

Vào cuối ngày, mọi khó khăn, vất vả mà chúng gặp phải dường như được trút bỏ khi hòa mình vào con nước trên lòng hồ.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 12

Ông Trần Quang Ghi - Chủ tịch UBND xã Tân Thành - cho biết, chính quyền phối hợp với trường tổ chức các lớp học miễn phí và đến tận xóm Việt kiều vận động các hộ cho con đi học chữ nhưng không được. "Nếu hỏi thì các em đều nói muốn đi học nhưng khi vận động đến lớp thì không có đứa nào đi. Có lẽ gia đình quá khốn khó nên trẻ phải ở nhà phụ việc", ông Ghi nói.

Cuộc mưu sinh của trẻ Việt kiều không quốc tịch bên hồ Dầu Tiếng ảnh 13

Bà Dương Thị Vất - Bí thư Đảng ủy xã Tân Thành - cho rằng, dù không có giấy khai sinh, quốc tịch thì các em vẫn được học chữ tại trường đến hết lớp 9. Hiện chính quyền địa phương đã xây dựng xong kế hoạch về một khu dân cư với nhà cửa xây sẵn cho bà con Việt kiều ở Tà Dơ. Kế hoạch này sẽ được triển khai khi được tỉnh phê duyệt, việc làm giấy tờ cho họ cũng đang được chính quyền tỉnh Tây Ninh nghiên cứu, nhất là sau chỉ đạo của Thủ tướng về việc ổn định chỗ ở cho người Việt kiều hồi hương.

Theo thống kê, hiện có 352 hộ với hơn 1.000 người từ Campuchia về ven hồ Dầu Tiếng sinh sống trong cảnh khốn khó, không quốc tịch.

Theo VnExpress

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.