Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm

Ít ai biết, đằng sau những đóng góp vĩ đại mà những thiên tài thế giới như Einstein, Newton, Beethoven, Goya... để lại cho hậu thế là cuộc sống khổ sở trong bệnh tật mà họ phải chịu đựng thời thơ ấu hay lúc cuối đời.
Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm

Cha đẻ Thuyết Tương đối Albert Einstein – Chứng khó đọc

Thời thơ bé, nhà bác học người Đức Albert Einstein (1879 – 1955) nổi tiếng không phải vì trí thông minh mà là sự khờ khạo, ngốc nghếch, nhút nhát cộng với chứng khó đọc là căn cứ khiến người ta nghi ngờ cho cậu mắc chứng tự kỷ hoặc tâm thần phân liệt. Einstein bị chế giễu là một đứa trẻ thiểu năng. Ở trường học, cậu thường khiến các giáo viên tức giận vì câm như hến hoặc trả lời rất chậm chạp câu hỏi của họ.

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 1

Einstein thời thơ ấu bên bố, ông Hermann Einstein

và mẹ, bà Pauline Einstein

Một số người kết luận có thể Einstein đã mắc chứng tự kỷ thể nhẹ hay rối loạn phát triển gọi là hội chứng Asperger. Biểu hiện của hội chứng này là cố gắng tách biệt với xã hội, tương tác quan hệ với mọi người, thiếu đi sự đồng cảm, vụng về, khó khăn khi giao tiếp khác ngôn ngữ, nói lắp, rập khuôn…

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 2

Einstein thường thực hiện những cuộc trốn chạy

và thưởng thức nỗi cô đơn một mình

Về sau, Einstein trở thành nhà bác học đại tài, cuốn hút phụ nữ và có nhiều bạn bè, nhưng ông vẫn là một ‘con sói đơn độc’. Einstein từng nói “Âm nhạc có lẽ là cánh cổng duy nhất đi vào tâm hồn sâu kín và cảm xúc của tôi, nơi ẩn tránh những va đập tầm thường của xã hội loài người”.

Danh họa Michelangelo – Chứng tự kỷ

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 3

Ít ai biết danh họa Michelangelo là người

mắc chứng tự kỷ thủa thiếu niên

Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (1475 – 1564) là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ nổi tiếng của Ý thời kỳ đỉnh cao Phục hưng. Ông là danh họa sáng ngang Leonardo da Vinci với tuyệt phẩm tranh tường trên mái vòm nhà nguyện Sistine, bức tượng vua David, Cuộc sáng tạo Adam...

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 4

Tuyệt phẩm “Lời phán xét cuối cùng” (1534-1541) của Michelangelo

Ít ai biết, thiên tài với những tác phẩm để đời cho thế hệ sau lại mắc chứng tự kỷ. Thủa niên thiếu, Michelangelo gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ xung quanh ông. Trong suốt quãng đời trai trẻ, Michelangelo chỉ có vài người bạn. Theo các nhà nghiên cứu, nhiều thành viên nam trong gia đình ông cũng mắc chứng bênh tương tự.

Nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven – Chứng rối loạn lưỡng cực

Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Beethoven qua đời vào năm 1827 khi mới 56 tuổi. Trước đó ông gặp nhiều vấn đề về sức khỏe - chủ yếu là do rượu. Đó quả là một điều đáng tiếc bởi những chứng bệnh ông mắc phải đều có thể chữa được bằng y học hiện đại, trong đó có cả chứng rối loạn lưỡng cực (căn bệnh với sự tái diễn luân phiên hưng cảm - trầm cảm).

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 5

Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven mắc chứng rối loạn lưỡng cực

Trong giai đoạn hưng cảm, Beethoven đã làm nên nhiều tác phẩm bất hủ nổi tiếng. Tuy nhiên, ý định tự sát đã được đề cập trong những bức thư gửi những người anh em suốt cuộc đời ông. Vào đầu năm 1813, Beethoven chuyển sang giai đoạn trầm cảm nặng. Kể từ đó, ông không sáng tác thêm bất kì tác phẩm nào cho tới khi mất.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc cha của Beethoven thường xuyên uống rượu và đánh đập con là một trong những nguyên nhân khiến ‘thần đồng’ âm nhạc bị mắc chứng bệnh trên.

Cha đẻ của Thuyết Tiến hóa Charles Darwin - Chứng sợ khoảng rộng

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 6

Ngoài chứng sợ khoảng rộng, Charles Darwin còn

mắc chứng sợ người lạ

Charles Darwin (1809 – 1882) là nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Theo các học giả, chính chuyến hành trình trên tàu MHS Beagle, chuyến thám hiểm và lập bản đồ bờ biển Nam Mỹ trong 5 năm, đã ‘tố cáo’ chứng sợ khoảng rộng của Darwin. Những triệu chứng thể chất như run rẩy, hình ảnh ảo giác, buồn nôn, chứng cuồng loạn, chủ yếu do chứng sợ khoảng rộng - Agoraphobia gây ra.

Bên cạnh đó, một số ghi chép của ông cho thấy ông có nỗi sợ với người lạ, thậm chí không thể nói chuyện với người thân của mình. Những triệu chứng trên cho thấy có khả năng ông mắc chứng “rối loạn ám ảnh cưỡng chế” - OCD, hoặc một chứng bệnh thần kinh, trong đó có chứng sợ khoảng rộng.

Cha đẻ định luật vạn vật hấp dẫn Isaac Newton – Mắc tất cả các bệnh

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 7

Isaac Newton là nhà bác học mắc nhiều chứng bệnh nhất

trong danh sách vĩ nhân của nhân loại

Nhà vật lý, thiên văn học, triết học thiên tài người Anh Isaac Newton (1643 – 1727) được coi là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong mọi thời đại cũng là người khó chẩn đoán nhất. Tâm trạng Newton có thể thay đổi rất nhanh, từ hưng cảm đến trầm cảm, nên ông có thể mắc chứng rối loạn lưỡng cực, có thể kèm theo chứng loạn thần. Các bức thư chứa đựng những ảo tưởng điên loạn cho thấy chứng tâm thần phân liệt.

Nhưng cho dù mắc bao nhiều bệnh đi nữa cũng không thể ngăn Isaac Newton tạo nên những thành tựu khoa học vĩ đại cho nhân loại.

Cha đẻ của hội họa hiện đại Francisco de Goya – Chứng hoang tưởng

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 8

Danh họa Francisco de Goya

Danh họa người Tây Ban Nha Francisco de Goya (1746 – 1828) là niềm tự hào của hội họa nước nhà. Những tác phẩm của ông sau này đã gây ảnh hưởng đối với những danh họa nổi tiếng khác như Bacon, Picasso hay Manet…

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 9

Họa phẩm “Khoảnh sân của những người điên” (1794) của Goya

Trong các tác phẩm của Goya, người ta tìm thấy sự cô đơn, nỗi sợ hãi. Sinh thời, Goya có một thể chất và tinh thần yếu đuối, ông dễ đau ốm và cũng dễ suy sụp. Goya thường nghe thấy những giọng nói vang lên từ trong không trung, thường bị mất thăng bằng, đôi khi bị mất thính giác… Người ta cho rằng có thể Goya đã mắc bệnh hoang tưởng, tâm thần phân liệt.

Nhà toán học lớn nhất thế kỷ 20 Kurt Gödel - Ảo giác ngược đãi

Kurt Gödel (1906 – 1978), nhà toán học, logic học vĩ đại người Áo, là ‘cha đẻ’ của định lý nổi tiếng toán học “Định lý bất toàn” (sánh ngang với Thuyết Tương đối của người bạn thân Albert Einstein).

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 10

Gödel (trái) và bạn thân Einstein (1950)

Mặc dù vẻ ngoài không có gì là mắc bệnh tâm thần nhưng nhà toán học đại tài lại có ảo giác ngược đãi - ảo giác bị người khác ngược đãi.

Chứng ảo giác nặng dần khi về già, đến nỗi, ông chỉ có thể ăn thức ăn do vợ nấu và phải để bà nếm trước. Khi vợ ông nhập viện, ông sợ không dám ăn thức ăn do người khác nấu và đã chết vì đói năm 1978.

Danh họa ‘một tai’ Vincent Van Gogh – Động kinh

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 11

Bức tự họa của Van Gogh sau khi cắt tai

Trong giới hội họa, nếu muốn tìm một họa sĩ có cuộc đời luôn vật vã trong những cơn bất ổn tâm lý nhưng những thành tựu mà họa sĩ đó đạt được mang tầm vóc thế giới, đó chỉ có thể là danh họa Vincent van Gogh (1853-1890).

Danh họa người Hà Lan là cha đẻ của những tác phẩm hội họa sống động, tinh tế, ngập tràn cảm xúc, có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ họa sĩ sau này, ông là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Cuộc sống khổ sở của những thiên tài vĩ đại mắc chứng bệnh nguy hiểm - anh 12

Họa phẩm 'Đêm đầy sao' của Van Gogh

Suốt cả cuộc đời, Van Gogh là một con người khốn khổ, luôn chìm sâu trong những bất ổn tâm lý. Ông phải chịu đựng trạng thái suy sụp, trầm cảm nặng nề, đôi khi cả những cơn động kinh.

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.