Ông Nguyễn Tiến Đà, Giám đốc Bảotàng Hà Nộicho biết, UBND thành phố yêu cầuBảo tàng Hà Nội phân nhóm công việc cụ thể bảo đảm thi công trưng bày đúng tiến độ. Trong đó, nhóm 1 gồm: Sân vườn ngoài nhà, kho bảo quản, điều chỉnh trưng bày tầng 2, khởi công chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhóm 2 gồm: Trưng bày tầng 3, tầng 4 và điều chỉnh không gian trưng bày tầng 1, hệ thống điều khiển trung tâm. Nhóm 3 gồm: Đồ họa, phim, lời giới thiệu, hệ thống tra cứu.
UBND thành phố cũng yêu cầuBảo tàng Hà Nội tập trung đẩy nhanh công tác thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức thi công trưng bày theo hình thức cuốn chiếu, bảo đảm tiến độ.
Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đã giao Bảo tàng Hà Nội lên kế hoạch thông tin rộng rãi để công chúng biết tiến độ thực hiện dự án và thời gian mở cửa đón tiếp khách tham quan trở lại, sau khi dự án hoàn thành.
Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục thi công trưng bày thường xuyên, kịp tiến độ, Bảo tàng Hà Nội cũng đẩy mạnh công tác sưu tầm, đáp ứng đủ hiện vật cho trưng bày thường xuyên và bổ sung hiện vật cho kho cơ sở phục vụ các chuyên đề sau này. Trong thời gian này, Bảo tàng Hà Nội kiện toàn lại các công việc, nhiệm vụ để chuẩn bị mở cửa trưng bày thường xuyên.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng giao Bảo tàng Hà Nội xây dựng đề án tổ chức đón tiếp khách tham quan, đề án bán vé tham quan bảo tàng sau khi dự án hoàn thành, xây dựng đề án khai thác dịch vụ tòa nhà để chủ động cho công tác mở cửa đón tiếp khách tham quan sau này...
Như vậy, kể từ khi hoàn thành xây dựng công trình dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (năm 2010) đến nay, Bảo tàng Hà Nội mới chính thức thi công trưng bày thường xuyên. Nguyên nhân chính là do nơi này chưa có thiết kế tổng thể nội dung trưng bày, chưa sưu tầm đầy đủ hiện vật và một số lý do khác. Sau nhiều lần lỡ hẹn, Bảo tàng Hà Nội đã chính thức xây dựng phần "hồn", chuyển tải văn hóa nghìn năm Thăng Long - Hà Nội phục vụ khách tham quan.