Đã đến lúc Mỹ nên rút khỏi NATO?

NATO đang dần trở thành gánh nặng cho nước Mỹ cũng như không còn mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia này trong bối cảnh thời đại của thế kỷ 21.
Đã đến lúc Mỹ nên rút khỏi NATO?

NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) sẽ tổ chức kỷ niệm 67 năm thành lập vào tháng 4 tới đây. Đây sẽ là cơ hội để Mỹ nhìn lại và đánh giá hiệu quả hoạt động của liên minh quân sự thân cận với Mỹ cũng như lợi ích mà nó mang lại cho cường quốc số một thế giới trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Việc lập ra NATO năm 1949 là một trong những động thái đi ngược lại chính sách đối ngoại truyền thống của Mỹ khi đó là tránh liên minh với nước ngoài cũng như không can thiệp vào nội bộ của nước khác.

Tuy nhiên việc bị lôi kéo vào hai cuộc chiến tranh lớn chỉ trong thời gian ngắn và trận chiến Trân Châu Cảng đã giáng một đòn chí tử vào những gì mà người Mỹ đã kiên định đi theo trước đó.

Mỹ thừa nhận rằng thế giới đã thay đổi và "chủ nghĩa biệt lập" của Mỹ đã không còn phù hợp. Gia nhập NATO và sự liên minh với các cường quốc châu Âu đã khẳng định sự thay đổi có tính bước ngoặt trong chính sách và thái độ của Washington.

Đã đến lúc Mỹ nên rút khỏi NATO? ảnh 1

Tuy nhiên thật khó để định nghĩa được "thế giới thay đổi" theo lời nói của Mỹ là như thế nào. Lịch sử đều ghi chép lại, việc thành lập NATO với liên minh bao gồm các nước Tây Âu chỉ đơn giản là đối chọi lại sự lớn mạnh của Liên Xô cùng chủ nghĩa cộng sản đang giành thắng lợi ở Trung và Bắc Âu - điều mà Mỹ coi là "chủ nghĩa độc tài toàn trị và mối nguy hại của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới".

Các thành viên NATO đều khẳng định rằng thế giới đã thay đổi từ sau Thế Chiến II và trật tự quốc tế mới cần có sự lãnh đạo sâu rộng từ Mỹ. Tuy nhiên họ đã sai lầm khi cho rằng sự thay đổi lớn khi đó là duy nhất và mọi thứ sẽ hoạt động trơn tru theo mô hình mới cho đến mãi về sau này.

Thế giới là một sự vận động và phát triển liên tục. Ngày hôm nay của châu Âu khác hoàn toàn với châu Âu của năm 1949, cũng như khác với diễn biến châu Âu từ trước Thế chiến II. Tuy nhiên, chính sách của NATO và định hướng của Mỹ trong thời đại mới lại vẫn vẹn nguyên như 67 năm trước đây.

Trật tự an ninh khu vực trên thế giới đã có nhiều sự thay đổi. Thay vì là một khu vực rệu rã bởi chiến tranh tàn phá cùng nền kinh tế suy sụp như trước đây. Các nước ở lục địa già đang có sự liên kết với nhau để tạo thành khối Liên minh Châu Âu (EU) và phát triển lớn mạnh trong nhiều thập kỷ qua với dân số và GDP hiện tại còn lớn hơn Mỹ. EU ngày nay đã trở thành một "cực" đối trọng trong bản đồ quan hệ quốc tế.

Mặc dù gặp rắc rối với những biến động từ Trung Đông, sức mạnh uy hiếp của Nga từ phía đông, nhưng về cơ bản khối này vẫn đang giữ được các vấn đề trong tầm kiểm soát.

Đã đến lúc Mỹ nên rút khỏi NATO? ảnh 2

Nga hiện đang trở lại với vị thế một siêu cường của thế giới nhưng vẫn chưa thể bằng được so với Liên Xô trước đây. EU có dân số gấp 3 lần và quy mô kinh tế cũng gấp 10 so với Nga hiện tại.

Lý do chính mà EU trong thời gian qua không thể tự giải quyết các vấn đề an ninh nội bộ trong khu vực là bởi Mỹ vẫn khăng khăng đòi giữ vai trò lãnh đạo của mình trong NATO chỉ vì nước này chi trả nhiều chi phí hoạt động hơn trong khối liên minh.

Theo đó Mỹ đóng góp 4% GDP vào duy trì lực lượng quân sự, trong khi EU chỉ là 1,6%.

Tuy nhiên điều này cũng được coi như một gánh nặng của Mỹ và khiến giới phân tích nước này cho rằng cần phải có một sự đánh giá toàn diện lại các cam kết của NATO hiện tại có còn mang lại những lợi ích lớn dành cho Mỹ nữa hay không.

Cục diện an ninh châu Âu đã thay đổi đáng kể từ những sáng kiến của NATO từ thế kỷ trước cho đến hiện tại. Trong những thập niên đầu của liên minh, mục tiêu của Washington là bảo đảm mối quan hệ hợp tác an ninh tốt với các đối tác quan trọng như Tây Đức, Ý, Pháp và Anh.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Mỹ đã tiến hành mở rộng sức mạnh của liên minh vào miền Trung và Đông Âu với việc kết nạp thêm các quốc gia tại khu vực này mà không cần sàng lọc theo bất kỳ điều kiện nào.

Tuy nhiên đây lại là điểm yếu chết người mà liên minh quân sự này đang vô tình mắc phải. Trong những cam kết của tổ chức đã tuyên thệ rõ, một cuộc tấn công vào một thành viên trong NATO sẽ được coi như là chiến tranh với tất cả thành viên NATO.

Điều này khiến cho Mỹ dễ vướng vào những cuộc xung đột vũ trang không mong muốn từ những rắc rối của các thành viên trong liên minh.

Việc thực hiện đúng trách nhiệm của mình sẽ buộc Mỹ phải tiêu tốn thời gian, tiền bạc để giải quyết vấn đề không mang lại lợi ích nào cho quốc gia cũng như có thể đi ngược lại một số chính sách, mối quan hệ mà nước này đang hướng tới.

Sự phi lý của NATO trong thế kỷ 21 đã đạt đến đỉnh điểm vào tháng 2/2016 khi với sự ủng hộ nhiệt tình của Washington, liên minh này đã thừa nhận Montenegro là một thành viên mới vào năm 2017.

Nhiều câu hỏi đã đặt ra rằng, mục đích của NATO là tăng cường sức mạnh và liên kết an ninh của Mỹ trên toàn thế giới. Tuy nhiên làm thế nào một đất nước như Montenegro có thể gia tăng được sức mạnh cho khối liên minh này với tiềm năng hết sức nhỏ bé của mình.

Ngược lại, Montenegro dường như chắc chắn sẽ trở thành gánh nặng đối với Mỹ và các cường quốc Tây Âu.

Điều này cũng tương tự với ba thành viên các nước Baltic bao gồm Estonia, Latvia và Lithuania được NATO kết nạp từ gần 10 năm trước.

Với sự lép vế của nhóm nước này, Nga có thể dễ dàng "đè bẹp" cả ba quốc gia chỉ trong vài ngày. Điều này khiến Mỹ phải cam kết các biện pháp trong việc bảo vệ các thành viên của mình bằng cách triển khai lực lượng ở khu vực gần biên giới phía tây của Nga trong nhiều năm qua.

Chính điều này cũng đã góp phần đáng kể vào sự suy thoái không đáng có trong mối quan hệ song phương Nga-Mỹ.

Bên cạnh đó các thành viên của NATO giờ đây cũng không đánh giá cao vai trò xoay chuyển của mình trong các vấn đề quốc tế. Đối với họ, duy trì liên minh và không quá chạy theo các mục tiêu an ninh của Mỹ mới là sự ưu tiên cao nhất.

67 năm là một thời gian dài đối với những chính sách cũ mà NATO vẫn còn áp dụng cho tới nay. Chính sách và hoạt động của Mỹ và NATO ngày càng thất bại nhiều hơn bằng những phép thử trong một số vấn đề quốc tế thời gian qua.

Đây sẽ là thời điểm Mỹ nên tiến hành đánh giá toàn diện và xem xét để đưa ra quyết định táo bạo của mình đó là rút khỏi NATO.

Minh Vương

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.