Đã Nẵng có thể trở thành 'thủ phủ' du lịch ban đêm của Việt Nam?

 Tại Đà Nẵng - một trong những điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam, do chưa hình thành nền kinh tế đêm bài bản, nên những nguồn lợi khổng lồ đang bị "đánh rơi".
Đã Nẵng có thể trở thành 'thủ phủ' du lịch ban đêm của Việt Nam?

Bao giờ có "Đà Nẵng không ngủ"?

Vào Đà Nẵng lần thứ 3 trong 5 năm, gia đình anh Minh Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã quen với lịch trình tắm biển, ăn hải sản, đi chơi Bà Nà Hills 1 ngày rồi lại tắm biển, buổi tối ra bờ sông Hàn dạo bộ, ngắm cầu, rồi đi hát karaoke, bar thì ồn ào không phù hợp cho gia đình. Đến 11h đường phố đã vắng hoe, cả gia đình về khách sạn ngủ, dù vẫn chưa hết năng lượng. "Bao năm rồi mà Đà Nẵng vẫn chẳng có gì mới mẻ, thú vị vào ban đêm", anh Minh Đức phàn nàn.

Thiếu các dịch vụ vui chơi, giải trí đêm khiến nhiều du khách rời Đà Nẵng sớm. Theo báo cáo của Cục Thống kê và Sở Du lịch Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm 2019, du khách đến Đà Nẵng tiếp tục tăng song mức chi tiêu bình quân giảm từ 5,22 triệu đồng còn 4,652 triệu đồng, và số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế cũng giảm từ 3 ngày xuống còn 2,7 ngày. Doanh thu của dịch vụ lưu trú và lữ hành đều thấp. Doanh thu tăng chậm là một vấn đề, song điều đáng quan tâm là nguồn doanh thu này vẫn chủ yếu từ ban ngày. Dịch vụ đêm đơn điệu khác xa so với sự nhộn nhịp, sầm uất, sôi động ban ngày khiến thành phố sông Hàn đang để lãng phí nguồn doanh thu lớn.

Nếu như trước đây, nhìn vào con số du khách, Đà Nẵng có thể hài lòng với tốc độ tăng trưởng đều đặn qua từng năm, thì giờ đây, các nhà làm du lịch đã bắt đầu mơ tới một ngành công nghiệp về đêm sôi động, điều có thể giúp Đà Nẵng kích thích chi tiêu du khách để tăng trưởng doanh thu hơn nữa.

Kinh tế đêm Đà Nẵng đã manh nha hình thành từ những nỗ lực xây dựng một vài trung tâm giải trí, chợ đêm, phố "Tây" trong thành phố… Nhưng giống như thực trạng chung được TS Lương Hoài Nam - thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) nhận định, "kinh tế ban đêm phục vụ du lịch ở các thành phố lớn nước ta không hẳn là bị bỏ ngỏ, mà lâu nay được phát triển theo kiểu tự phát, thiếu quy hoạch và các chính sách, biện pháp hỗ trợ".

Thực tế, việc tạo ra khu vui chơi đêm đúng nghĩa là không dễ, từ việc quy hoạch, pháp lý cho đến tìm kiếm nhà đầu tư đủ tầm để tạo ra sản phẩm "ra tấm ra món". Đà Nẵng đã có chợ đêm Sơn Trà, chợ đêm Helio, phố "Tây" An Thượng - nơi có vẻ hút nhiều khách Tây hơn với các cửa hàng tiện lợi 24h, nhà hàng, quán bia, các bar pub nhẹ nhàng, spa, massage… Tuy nhiên, cũng chỉ tới 23 giờ, các khu phố này đều đã vắng vẻ. Hạn chế do nằm trong khu dân cư, nên các hoạt động về đêm ở đây không thể kéo dài quá muộn.

Bao giờ mới có một "Đà Nẵng không ngủ", đến nay, vẫn là câu hỏi lớn.

 "Chìa khóa" mở cánh cửa kinh tế đêm

Theo các chuyên gia, muốn mở cánh cửa kinh tế đêm, Đà Nẵng cần bắt đầu từ mở cửa khung pháp lý, xây dựng quy hoạch các khu vui chơi giải trí đêm tách biệt với khu dân cư, có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo Phó Giáo sư (PGS) Phạm Trung Lương - nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, Tổng Cục Du lịch, có nhiều cách để vừa phát triển vừa quản lý tốt các hoạt động kinh tế ban đêm, trong đó có cách quy hoạch thành một khu riêng như nhiều nước trên thế giới.

"Tôi cũng đã đề xuất trong rất nhiều quy hoạch và ý tưởng phát triển, ngay kể cả Đà Nẵng về việc quy hoạch riêng khu kiểu như downtown để cung cấp đủ mọi dịch vụ về đêm gồm mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí... Đây sẽ là khu vực riêng để khách du lịch đến vui chơi về đêm. Điều này sẽ giúp thuận lợi hơn trong quản lý" - vị PGS cho hay.

Còn theo TS Lương Hoài Nam, chính quyền nên bắt đầu từ việc quy hoạch các hoạt động kinh tế ban đêm về không gian, hoàn thiện các thủ tục cấp phép, quản lý trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho người đầu tư, kinh doanh, đồng thời chính quyền có các biện pháp đồng bộ đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh ở các điểm đông người.

Bên cạnh rào cản nhìn thấy, các chuyên gia cũng nhận định, Đà Nẵng đang nắm giữ điều kiện thuận lợi để chuyển mình trở thành một chốn ăn chơi, giải trí sôi động về đêm, chứ không chỉ có du lịch ban ngày như hiện nay.

Sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh ấn tượng, những tổ hợp giải trí, công viên tầm cỡ cho đến các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng thế giới, đầu năm 2019, Đà Nẵng được New York Times bình chọn là 1 trong 15 điểm phải đến nhất năm 2019, tờ báo ngợi ca Đà Nẵng là một "Miami" của Việt Nam.

Sức hút của Đà Nẵng cũng đã được minh chứng khi dòng khách ngoại đổ về thủ phủ miền Trung ngày càng đa dạng. Tính đến cuối năm 2018, có 23 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng hoạt động, với tần suất 328 chuyến/tuần. Trong 8 tháng 2019, Đà Nẵng đã có thêm các đường bay quốc tế mới kết nối tới Chiang Mai (Thái Lan), Cao Hùng, Đài Bắc (Đài Loan) và dự kiến đến cuối năm nay mở thêm các đường bay Đà Nẵng – Jakarta (Indonesia), Đà Nẵng – Busan (Hàn Quốc).

Ông Ngô Quang Vinh - Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, năm 2019, Đà Nẵng sẽ tiếp tục đa dạng thị trường khách, hướng đến các dòng khách có khả năng chi tiêu cao như châu Âu, Mỹ, Úc, Ấn Độ…, từng bước nâng tỷ trọng những thị trường khách này khoảng 19% (năm 2018 gần 13%) trong tổng cơ cấu khách quốc tế.

Trong bối cảnh đó, Đà Nẵng càng cần bắt tay ngay vào việc chuẩn bị các bước cần thiết để sớm thắp sáng nền kinh tế ban đêm. Điều kiện "vàng" cho Đà Nẵng là trên địa bàn đang có sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp lớn làm du lịch như Sun Group, Vingroup…., nên có thể thu hút ngay các doanh nghiệp này  "đầu quân" vào kinh tế ban đêm. Với kinh nghiệm sẵn có, các doanh nghiệp du lịch lớn sẽ biết cách tạo nên chuỗi dịch vụ đêm đa dạng, đẳng cấp.

Nếu Đà Nẵng sớm có các tổ hợp du lịch, giải trí đêm quy mô như một Bà Nà Hills, hay Vinpearl Land Nha Trang…, thì thành phố sông Hàn không chỉ là "thủ phủ" du lịch miền Trung, mà rất có thể còn vươn tới ngôi vị "thủ phủ" kinh tế ban đêm của Việt Nam.

Theo Nhịp Sống Việt
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.