Đại dịch tại Ecuador: Đỏ mắt đi tìm thi thể thân nhân

(Ngày Nay) - Khi Flavio Ramos được đưa vào phòng cấp cứu, ông đang thở hổn hển rồi nhanh chóng bất tỉnh. Chỉ có người con trai Arturo là chú ý tới các thi thể nằm ngay trong căn phòng đó.

Đại dịch tại Ecuador: Đỏ mắt đi tìm thi thể thân nhân

Hai xác chết được đặt trên sàn gạch. Đến sáng hôm sau, số lượng thi thể trong phòng tăng lên ba. Ông Flavio Ramos đã qua đời.

Hơn một tháng sau, gia đình Ramos vẫn chưa được chôn cất người quá cố. Họ không thể tin vào tai mình khi nghe bệnh viện thông báo thi thể ông Flavio đã mất tích.

"Chúng tôi cần một nơi để nói: ‘Hôm nay là Chủ nhật, cả nhà hãy đi cắm hoa trên mộ cho cha nhé’", cậu con trai Arturo đau khổ nói. "Không có bất cứ thông tin gì, chúng tôi hoàn toàn bất lực”.

Ông Flavio Ramos, 55 tuổi, chỉ là một trong số nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 khác ở thành phố Guayaquil (Ecuador) – một ổ dịch tồi tệ nhất thế giới.

Đại dịch tại Ecuador: Đỏ mắt đi tìm thi thể thân nhân ảnh 1

Cha con Flavio và Arturo Ramos chụp ảnh vào tháng 9 năm 2019.

Cái chết và sự mất tích của ông Ramos cho thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe ở thành phố lớn thứ hai của Ecuador đã sụp đổ chỉ trong vòng vài tuần sau khi đại dịch bùng phát vào tháng 3.

Các thi thể trong bệnh viện

Thành phố Guayaquil đã không chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu với đại dịch COVID-19.

Tháng trước, thành phố cảng với gần 3 triệu người nổi tiếng trên toàn thế giới với các video ghi lại cảnh xác chết tràn lan trên đường phố do các nhà xác không còn chỗ trống.

Nhiều gia đình đã lựa chọn đưa người thân ra ngoài trời vì sợ bị nhiễm bệnh và vì mùi hôi không thể chịu được.

Ba bác sĩ ở Guayaquil, mỗi người làm việc tại các bệnh viện khác nhau, đã mô tả các kịch bản tương tự trong hai tháng 3 và 4: các bệnh viện hoàn toàn bị choáng ngợp bởi làn sóng bệnh nhân tăng chóng mặt. Hệ thống y tế yếu kém khiến việc cứu chữa bệnh nhân gần như là không thể, chưa nói tới việc chăm sóc cơ bản cho họ.

Đại dịch tại Ecuador: Đỏ mắt đi tìm thi thể thân nhân ảnh 2

Có không ít quan tài phải đặt ngoài trời và chờ được mai táng. Ảnh: AP

"Mọi người đã rất sợ hãi", một bác sĩ chia sẻ. “Các bệnh nhân liên tục đổ xô tới bệnh viện. Họ cứ chết dần chết mòn trong vòng tay của chúng tôi. Đã có lúc hàng chục thi thể nằm ngổn ngang trong các phòng bệnh và nhà xác, chúng tôi thậm chí cạn kiệt cả túi đựng xác”.

Tỷ lệ tử vong do dịch COVID-19 đã vượt xa khả năng của nhà xác thành phố và nhà tang lễ. Một bác sĩ khác kể rằng anh thường thấy 3 hoặc 4xác chết nằm trên sàn mỗi ngày tại bệnh viện. "Chúng tôi không có nơi nào khác để cho họ yên nghỉ", ông nói.

Vào tháng 1, ông Flavio Ramos còn tổ chức sinh nhật của mình, được bao quanh bởi gia đình và bạn bè. Cho tới cuối 3, ông bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, hơi thở dần nặng nhọc, buộc cậu con trai Arturo Ramos, 24 tuổi phải hành động.

Arturo chở cha đến bệnh viện gần nhất, hy vọng một kỹ sư bị bệnh nặng sẽ nhanh chóng được cho nhập viện. Nhưng khi đến nơi, nhân viên bệnh viện nói rằng họ không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân.

"Các bác sĩ tuyên bố không còn giường cho bệnh nhân, và chỉ có thể", Arturo nói. "Nếu tôi còn nhấn nhá ở trước cửa, họ còn dọa sẽ gọi bảo vệ tới đuổi chúng tôi đi”.

Không nản lòng, Arturo tiếp tục đưa cha tới hết bệnh viện này tới bệnh viện khác. Sau 4 giờ lái xe, ông Flavio được nhận vào bệnh viện General Guasmo Sur và là bệnh viện thứ 11 hai cha con đặt chân đến.

Arturo kể lại rằng cha anh đã trải qua những giờ cuối cùng trong một căn phòng với hai thi thể.

"Cả hai người họ đều nằm trên sàn nhà", anh nhớ lại. "Một người được bọc trong một túi nylon đen, chính xác là một túi rác, và người kia chỉ nhằm chết trên sàn nhà. Không ai chăm sóc họ”.

Arturo bước ra khỏi bệnh viện vào khoảng 9h30 sáng ngày 1/4 để lấy đồ ăn. Anh kể mình chỉ đi khoảng 15 phút, khi trở về cha anh đã ngừng thở. “Không ai ở bên cạnh lúc cha tôi qua đời”.

“Nếu để trong bệnh viện, bà ấy sẽ chết”

Ana Maria, 38 tuổi, cho biết bệnh viện vào lúc này giống như một bãi chiến trường.

Khi Ana Maria đưa người mẹ 67 tuổi của mình đến một phòng khám địa phương để kiểm tra triệu chứng COVID-19. Sau khi có kết quả chụp X-quang, bác sĩ hối thúc Ana Maria đưa mẹ tới bệnh viện ngay lập tức.

Vào thời điểm Ana Maria đến bệnh viện Los Ceibos gần đó vào ngày 26/3, đôi môi của mẹ cô chuyển sang màu xanh thẫm và bà gần như nằm im. Họ phải đợi gần 24h để có một giường trống.

Nhưng khi nghe thấy tiếng khóc thét của những thân nhân khác trong bệnh viện, bất ngờ Ana Maria lại có một suy nghĩ khác. Cô đã hành động quyết đoán sau khi nói chuyện với một y tá.

"Y tá ấy nói: 'Nếu cô có tiền để điều trị cho mẹ ở nhà, hãy làm điều đó'", Ana Maria nhớ lại. "'Nếu để bà ấy ở đây. Chắc chắn bà ấy sẽ không qua khỏi”.

Ana Maria đưa mẹ về nhà, thuê một y tá riêng để chữa trị và may mắn đã mỉm cười với gia đình cô. Nhưng đại đa số người dân ở thành phố Guayaquil không có khả năng tài chính như vậy.

Đại dịch tại Ecuador: Đỏ mắt đi tìm thi thể thân nhân ảnh 3

Các mẫu quan tài được bày bán ngoài vỉa hè ở Ecuador. Ảnh: Reuters

Trước khi Ana Maria rời bệnh viện, con gái của một bệnh nhân khác đã nói chuyện với cô trong phòng bệnh. "Cô ấy đã khóc và nói với tôi rằng: 'Mẹ của cô sẽ sống sót vì cô có tiền, còn chúng tôi thì không’".

Các quan chức hàng đầu trong nội các của Tổng thống Lenín Moreno đã công khai xin lỗi về phản ứng yếu kém của chính phủ đối với đại dịch, thừa nhận rằng giới chức y tế chưa được chuẩn bị đầy đủ để ứng phó với mức độ kinh hoàng của đại dịch như hiện nay.

Theo dữ liệu của chính phủ Ecuador trong hai tháng gần nhất, đã có 533 người dân tại qua đời do dịch bệnh. Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian đó, chính phủ đã ghi nhận ít nhất 12.350 người đã chết tại thành phố này.

Tại Guayaquil, số người chết liên quan đến COVID-19 có thể lên tới hơn 9.000 người chết, theo các nhà dịch tễ học tại Ecuador.

Tiến sĩ Esteban Ortiz-Prado, một nhà dịch tễ học tại Đại học Americas ở thủ đô Quito, cho biết không có cách nào để biết chính xác có bao nhiêu cái chết liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến COVID-19, nhưng dịch bệnh là cách giải thích duy nhất cho sự gia tăng đột biến các trường hợp tử vong.

Chính phủ đã thừa nhận số người chết thực sự do dịch COVID-19 cao hơn con số chính thức nhưng cho biết con số thực sẽ không bao giờ được xác nhận do không thể kiểm đếm được số lượng các trường hợp tử vong.

"Chúng tôi không thể nói rằng chính phủ đang nói dối", Marco Coral, một nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm cũng tại Đại học Americas nói. "Nhưng những gì chúng tôi có thể nói là chính phủ đã không làm đủ xét nghiệm cho người dân".

May mắn thay, số người chết ở Guayaquil đang giảm xuống. Kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, khi dịch bệnh đạt đỉnh, số ca tử vong trong ngày đã giảm đáng kể - ít nhất 69 ca tử vong đã được báo cáo trong thành phố vào ngày 30/4.

Các biện pháp cách ly xã hội đã cho thấy hiệu quả và hiện đang dần được nới lỏng.

Nhưng khi số người chết đang ngày càng giảm dần, mọi sự chú ý của người dân Guayaquil đổ dồn vào việc tìm kiếm thi thể thân nhân.

Không có cơ hội nói vĩnh biệt

Trong bối cảnh dịch bệnh gây ra tình trạng hỗn loạn, sự vô tổ chức đã dẫn đến tình trạng thất lạc và xác định sai danh tính của các thi thể.

Nhiều gia đình đã không thể nói lời vĩnh biệt với những người thân yêu của họ.

Khi Arturo Ramos trở lại bệnh viện một ngày sau khi cha anh qua đời, chính quyền cho biết họ không thể tìm thấy hài cốt của ông Flavio.

Họ cho biết cách duy nhất để Arturo tìm cha là tới nhà tang lễ và tìm kiếm trong số các thi thể không được định danh.

"Bên trong nhà xác là quang cảnh các thi thể xếp chồng lên nhau”, Arturo nói. "Có cảm tưởng như tôi đang bước chân vào địa ngục. Các thi thể được chia làm hai loại: đã xác định được danh tính và vô danh”.

Arturo cùng một nhân viên bệnh viện đã mất 1 tiếng đồng hồ trong nhà xác, nhưng họ không thể tìm thấy cha anh.

Trong bốn ngày tiếp theo, Arturo ước tính anh đã nhìn khoảng 250 xác chết, cả bên trong nhà xác và trong các container vận chuyển ở bên ngoài.

Ramos cho biết chỉ một phần của nhà xác và một trong những container vận chuyển mới được làm lạnh.

Đại dịch tại Ecuador: Đỏ mắt đi tìm thi thể thân nhân ảnh 4

Arturo rong ruổi nhiều ngày trời, chứng kiến hàng trăm thi thể để tìm cha mình. Ảnh: CNN

“Tôi không đủ may mắn để tìm được cha mình”, Arturo chia sẻ.

Vấn đề mất tích thi thể đã làm dấy lên những chỉ trích trong dư luận, đến mức Bộ trưởng Tư pháp Ecuador đã mở một cuộc điều tra vào tháng trước về việc quản lý hài cốt tại nhà xác bệnh viện.

Một trang web đã được thiết lập để bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm tên người thân bị mất tích. Nếu chính phủ có tin tức gì, họ sẽ chia sẻ cho các thân nhân.

Hơn một tháng sau cái chết của ông Flavio Ramos, những gì Arturo đọc được trên màn hình chỉ là: “Không có kết quả”.

Vận đen vẫn bám lấy Arturo, vào tuần trước anh được chẩn đoán mắc COVID-19.

Theo CNN
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.