Đại học FPT dính nhiều sai phạm tại phân hiệu tại Khu Công nghệ cao TP.HCM

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM ngày 14/6 có văn bản đề nghị phân hiệu trường Đại học FPT ngưng việc đào tạo bậc đại học và các hoạt động khác tại dự án trong Khu Công nghệ cao…; đồng thời cử người đại diện tham dự cuộc họp để lập biên bản các hành vi vi phạm.
Đại học FPT dính nhiều sai phạm tại phân hiệu tại Khu Công nghệ cao TP.HCM ảnh 1

Thông tin giới thiệu trên website trường Đại học FPT

Theo đó, Ban Quản lý (BQL) Khu Công nghệ TP.HCM chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu công nghệ Đại học FPT” cho Trung tâm Công nghệ phần mềm TP.HCM năm 2013. Sau đó, BQL chấp thuận điều chỉnh chủ đầu tư thành Viện Đào tạo Quốc tế FPT TP.HCM vào năm 2015.

Dự án nằm trên đường D1, P.Long Thạnh Mỹ, Khu Công nghệ cao (nay thuộc TP.Thủ Đức) với tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng được cấp từ Đại học FPT và đã đi vào hoạt động từ 10/2019. Mục tiêu xây dựng trung tâm đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin như kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính…, đào tạo ngắn hạn về robot, trí tuệ nhân tạo…

Kết quả kiểm tra của BQL Khu Công nghệ cao TP.HCM cho thấy, hiện nay dự án Viện đào tạo Quốc tế đã chuyển thành Phân hiệu trường Đại học FPT TP.HCM mà chưa có sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Dự án triển khai đào tạo nguồn nhân lực, trong đó bậc đại học (kỹ sư) chiếm 99,09%, sau đại học (thạc sĩ) chiếm 0,91%. Doanh thu từ đào tạo là 751.666 triệu đồng…. Việc này không phù hợp đăng ký đầu tư và quy hoạch chung.

Đại học FPT dính nhiều sai phạm tại phân hiệu tại Khu Công nghệ cao TP.HCM ảnh 2
Khu Công nghệ cao TP.HCM được thành lập năm 2002 tại Quận 9, nay là TP.Thủ Đức.

Trong văn bản nói trên, BQL Khu Công nghệ cao TP.HCM nhắc lại vào năm 2013 đã từng có công văn gửi trường Đại học FPT thông tin về đề nghị xây dựng phân hiệu là không phù hợp quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu Công nghệ cao cả hai giai đoạn: “Tuy nhiên, qua rà soát trên trang thông tin điện tử của trường Đại học FPT thì đều giới thiệu Phân hiệu Đại học FPT HCM trong khu Công nghệ cao”.

Tại buổi kiểm tra, đại diện của trường cung cấp một quyết định của Trường Đại học FPT cho thấy Viện Đào tạo Quốc tế FPT TP.HCM đã sáp nhập vào Phân hiệu Đại học FPT: “Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp…, đồng thời chấm dứt sự tồn tại và xoá tên trong sổ đăng ký đối với tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định hiện hành”.

BQL Khu Công nghệ cao nhận định việc trường Đại học FPT sáp nhập, giải thể và chấm dứt sự tồn tại của Viện Đào tạo Quốc tế FPT, xoá sổ pháp nhân đang là Nhà đầu tư một dự án trong Khu Công nghệ cao và tự ý cho đơn vị mới tiếp quản mà chưa có sự đồng ý và chấp thuận là không đúng quy định.

Vì những lẽ này, BQL Khu Công nghệ cao TP.HCM đề nghị phân hiệu trường Đại học FPT ngưng việc đào tạo bậc đại học và các hoạt động khác tại dự án trong Khu Công nghệ cao TP.HCM, gỡ bỏ thông tin giới thiệu phân hiệu Đại học FPT trên các nền tảng; đồng thời cử người đại diện tham dự cuộc họp để lập biên bản các hành vi vi phạm vào ngày 19/6 vừa qua.

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin khi có diễn biến mới.

TIN LIÊN QUAN
Tăng tốc chuyển đổi các thuê bao 2G cuối cùng trước ngày tắt sóng
Tăng tốc chuyển đổi các thuê bao 2G cuối cùng trước ngày tắt sóng
(Ngày Nay) - Từ đầu năm 2024 đến nay, Viettel đã hỗ trợ chuyển đổi hơn 8 triệu thuê bao lên thiết bị 4G trên cả nước. Hiện tại, trên toàn mạng Viettel còn khoảng 500.000 thuê bao sử dụng máy 2G. Dự kiến, Viettel sẽ hoàn thành xong việc chuyển đổi cho số lượng khách hàng này trước ngày 15/10 – thời điểm tắt sóng 2G.
Việt Nam tin tưởng vào quá trình hợp tác với WIPO
Việt Nam tin tưởng vào quá trình hợp tác với WIPO
(Ngày Nay) -  Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ngày 26/9 đã tổ chức lễ công bố báo cáo về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) năm 2024.
Những kẻ lừa đảo chỉ cần 3 giây để sao chép giọng nói bằng AI
Những kẻ lừa đảo chỉ cần 3 giây để sao chép giọng nói bằng AI
(Ngày Nay) -  Ngân hàng trực tuyến Starling Bank của Anh vừa cho biết hàng triệu người có thể bị lừa bởi những kẻ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để sao chép giọng nói. Ngân hàng này cảnh báo rằng chỉ cần 3 giây âm thanh từ một video đăng trên mạng xã hội, kẻ gian có thể dùng AI để tạo ra bản sao giọng nói của nạn nhân. Sau đó, chúng tiếp cận bạn bè và người thân của họ để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo, yêu cầu chuyển tiền bằng giọng nói đã được sao chép.