Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT trong dịch COVID-19

[Ngày Nay] - Chỉ còn vài ngày nữa, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020 sẽ chính thức bắt đầu. Trong khi dịch COVID-19 đang diễn biến nhanh và phức tạp tại một số địa phương, các tỉnh thành trên cả nước đang nỗ lực hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đảm bảo sức khỏe cho học sinh, cán bộ làm công tác thi.

Bộ chốt thi 2 đợt

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa chốt phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo 2 đợt trong tình huống dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Đợt một diễn ra theo kế hoạch (ngày 9-10/8), đợt hai muộn hơn dành cho thí sinh diện F1, F2 và ở địa phương đang giãn cách xã hội.

Tôi tin rằng với quyết tâm cao của lãnh đạo, ban chỉ đạo thi các địa phương, với sự đồng lòng của học sinh, phụ huynh và toàn thể nhân dân, chúng ta cố gắng sao để Kỳ thi diễn ra an toàn tuyệt đối cả về an ninh, công bằng và an toàn sức khỏe.”Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ

Cụ thể, TP Đà Nẵng và các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Quảng Nam (bao gồm thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc, huyện Quế Sơn, huyện Duy Xuyên và huyện Thăng Bình) đang thực hiện cách ly xã hội lùi kỳ thi vào thời điểm thích hợp do địa phương đề xuất sau khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát, đảm bảo an toàn cho công tác tổ chức thi.

Để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, thí sinh thuộc diện F1, F2 trong cả nước sẽ dự thi cùng thời gian với các thí sinh của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. 

Đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT trong dịch COVID-19 ảnh 1

Ảnh minh họa.

Đối với các thí sinh dự thi sau ngày 10/8 có nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học có phương án tuyển sinh phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh trên tinh thần tự chủ đại học. 

Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành, ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quán triệt, xây dựng phương án cụ thể triển khai tổ chức kỳ thi trong bối cảnh dịch COVID-19 chu đáo, đầy đủ các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị, quyết tâm đạt mục tiêu tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả.

Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương chủ động rà soát những thí sinh thuộc diện F1, F2 (nếu có) báo cáo Bộ GD-DT trước ngày 12/8. 

Trước đó, Bộ GD-ĐT đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho thực hiện phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo 2 đợt nhằm đảm bảo an toàn cho thí sinh và những người làm công tác thi.

Ngày 30/7, Bộ GD-ĐT đã có công văn đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, phân loại thí sinh đăng ký dự thi thành 4 nhóm: F0, F1, F2 và các đối tượng khác. 

Riêng những thí sinh thuộc diện F0 (ca bệnh xác định, dương tính với SARS-CoV2) phải cách ly và điều trị tại cơ sở y tế nên không thể dự thi, sẽ được xem xét đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định hiện hành.

Nỗ lực để tổ chức thi an toàn

Thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội cho thấy, toàn thành phố có 79.263 thí sinh đăng ký dự thi tại 3.326 phòng thi của 143 điểm thi; có 9.443 cán bộ, giáo viên tham gia công tác coi thi, 1.448 nhân viên, an ninh, trật tự viên phục vụ tại các điểm thi. Do tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, Sở dự kiến sẽ bổ sung ít nhất 572 cán bộ coi thi để đáp ứng các tình huống đột xuất nếu có.

Theo Phó Chủ tịch TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Hà Nội đã triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp để chuẩn bị kỳ thi tốt nhất, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để hoàn thành kế hoạch được giao. Mọi phương án liên quan đến phòng thi, điểm thi, y tế, phân luồng giao thông... đều đã có, sẵn sàng cho kỳ thi.

“Trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, khi Hà Nội đã có các ca dương tính, số lượng người đi từ vùng dịch về lớn, việc đảm bảo phòng chống dịch cho thí sinh là trên hết. Các điểm thi, phòng thi phải có nước sát khuẩn. Thí sinh phải đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách trong phòng thi”, ông Quý nhấn mạnh.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội yêu cầu các hội đồng thi không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch như duy trì phòng y tế, trong trường hợp cần thiết có thể tăng cường nhân lực, phun khử khuẩn môi trường tại các điểm thi trước khi thi, mỗi điểm thi có hai phòng thi dự phòng, có hướng dẫn học sinh khi xếp hàng, rửa tay sát khuẩn khi vào điểm thi, khuyến khích các quận, huyện hỗ trợ mỗi ngày mỗi học sinh một khẩu trang.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, công tác phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho thí sinh, cán bộ coi thi cũng được đặc biệt chú trọng. Thành phố đã tiến hành phun khử khuẩn các điểm thi, bố trí các phòng thi dự phòng và sẵn sàng phương án lập hẳn điểm thi riêng nếu thí sinh thuộc nhóm đối tượng F1, F2 quá lớn. Tại Hải Phòng, toàn bộ cán bộ làm công tác đề thi được lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trước khi được đưa vào khu vực cách ly để làm nhiệm vụ sao, in đề thi.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.