Đắm chìm trong không gian văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Hoàng Thành

(Ngày Nay) - Trong 2 ngày 23 – 24 /11/2018 tới đây, một sự kiện văn hoá nghệ thuật kỉ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam sẽ được tổ chức long trọng tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội. Đây cũng là dịp để khách du lịch trong và ngoài nước cũng như những người yêu văn hoá dân tộc cùng thưởng thức những loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Du khách sẽ được đắm chìm trong không gian của nhiều loại hình nghệ thuật: Quan họ Bắc Ninh, Chèo, Ví Dặm, Ca Trù, Hát Xẩm, Trống Hội…
Du khách sẽ được đắm chìm trong không gian của nhiều loại hình nghệ thuật: Quan họ Bắc Ninh, Chèo, Ví Dặm, Ca Trù, Hát Xẩm, Trống Hội…

Cách mạng tháng 8 thành công, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL ấn định nhiệm vụ cho Đông phương Bác cổ học viện nhiệm vụ bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn cõi Việt Nam - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh số 65/SL ra đời đến nay đã 72 năm nhưng phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước. Đó là quan điểm về vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, về tính kế thừa trong phát triển văn hóa, về trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và mỗi công dân trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

Ngày 24/ 2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ - TTg về việc hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”

Hưởng ứng phát động này, sự kiện “Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 2018” đã được Liên Hiệp UNESCO Việt Nam – Trung tâm UNESCO Phát triển văn hoá và thể thao lên ý tưởng và chính thức tổ chức vào 2 ngày 23 - 24/11/2018. Mỗi hoạt động trong sự kiện đều mang một màu sắc và ý nghĩa khác nhau nhưng cùng chung mục đích đó là bảo tồn và quảng bá những di sản Văn Hoá lâu đời của Việt Nam…

Sự kiện sẽ là dịp để các di sản từ khắp mọi miền đất nước có cơ hội hội tụ giữa Hoàng thành Thăng Long và cũng là dịp để nhân dân thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước được thưởng lãm và trải nghiệm. Một số loại hình nghệ thuật được biểu diễn trong chương trình như Hát Then, Hát Văn, Bài Chòi, Quan họ Bắc Ninh, Chèo, Ví Dặm, Ca Trù, Hát Xẩm, Trống Hội… và các trò chơi dân gian truyền thống kéo co, đẩy gậy, vượt cầu khỉ, nặn tò he cũng như khu vực triển lãm Thư pháp.

Đây là sự kiện mang tầm cỡ Quốc gia, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới sự bảo tồn và phát triển các di sản Văn hoá Việt Nam vì vậy vé vào cửa Hoàng Thành Thăng Long 2 ngày 23 - 24/11/2018 sẽ hoàn toàn miễn phí cho tất cả các đối tượng cả người nước ngoài và người Việt Nam.

Sự kiện chắc chắn trở thành điểm đến hấp dẫn để nhân dân Thủ Đô cùng du khách trong và ngoài nước ở mọi lứa tuổi được thưởng lãm và trải nghiệm văn hoá Việt Nam. 

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.