Đằng sau kỳ tích Hỏa Thần Sơn: Máu, hồ hôi và nỗi sợ

(Ngày Nay) - Vào mùng 2 Tết Nguyên đán, Zhu Yong được giao một nhiệm vụ bất thường: xây dựng một bệnh viện chỉ trong vòng 10 ngày.
Đằng sau kỳ tích Hỏa Thần Sơn: Máu, hồ hôi và nỗi sợ ảnh 1

Người đàn ông 43 tuổi này là một trong hàng ngàn công nhân xây dựng đã làm việc gần như suốt ngày đêm để xây dựng bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn tại Vũ Hán.

Zhu được điều động tới hiện trường vào ngày 27/1 theo lệnh của Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Vũ Hán. Ông phụ trách xây dựng và lắp đặt các vách ngăn, cửa ra vào và cửa sổ. Người này cho biết 10 ngày đầu tiên đã bòn rút mọi sức lực của mình, hiếm khi ông được ngủ đủ 5 tiếng.

“Tôi đã làm việc suốt đêm và đi ngủ lúc 9h sáng. Sau 4 hoặc 5 tiếng, tôi quay trở lại làm việc”, ông Zhu nói. “Tôi không thể đứng nổi với đôi chân bị phồng rộp và sụt hơn 2 cân chỉ sau 10 ngày làm việc”.

Đằng sau kỳ tích Hỏa Thần Sơn: Máu, hồ hôi và nỗi sợ ảnh 2

 Công trường luôn tràn ngập tiếng máy móc, bất kể ngày hay đêm.

Hỏa Thần Sơn là một trong hai bệnh viện được xây dựng tại Vũ Hán từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 để đáp ứng nhu cầu điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Bệnh viện này có diện tích 33.900 m2 và có kích thước bằng 5 sân bóng đá, với sức chứa lên tới 1.000 giường bệnh.

Vào ngày 2/2, chỉ 10 ngày sau khi khởi công, một công trình đã hoàn thành và được bàn giao cho quân đội. Nhiều người trong và ngoài nước ca ngợi việc xây dựng một bệnh chỉ trong khoảng thời gian ngắn như vậy là kỳ tích của Trung Quốc.

Zhu và hơn 3.000 người khác là những nhân vậy đứng sau kỳ tích này và mối lo lớn nhất của họ đó là khả năng bị phơi nhiễm với mầm bệnh.

Đằng sau kỳ tích Hỏa Thần Sơn: Máu, hồ hôi và nỗi sợ ảnh 3

Sau khi bệnh viện Hỏa Thần Sơn hoàn thành, đã có 9 công nhân được xác nhận dương tính với virus corona sau khi làm việc tại đây.

Mặc dù nhiều công nhân xây dựng lo lắng về việc bị nhiễm Covid-19 sau khi bệnh viện Hỏa Thần Sơn bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân, nhưng các số liệu chính thức về các lao động nhiễm bệnh vẫn chưa được công bố. 

Về phần mình, Zhu cho biết ông không hề nghe được tin tức nào về việc bất kỳ đồng nghiệp nào của mình bị nhiễm bệnh, mặc dù ông đã từng chứng kiến trường hợp một công nhân tới báo cáo với cảnh sát rằng vợ mình – cũng đang làm việc tại công trường Hỏa Thần Sơn, đã nhiễm bệnh.

Theo Zhu, sự sợ hãi của các công nhân ngày càng tăng kể từ ngày 4/2, khi bệnh viện Hỏa Thần Sơn bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân. Dù bệnh viện đã được tuyên bố hoàn thành từ ngày 2/2, nhưng một số khu vực vẫn còn đang dang dở và do đó, công nhân xây dựng vẫn phải làm việc.

Đằng sau kỳ tích Hỏa Thần Sơn: Máu, hồ hôi và nỗi sợ ảnh 4

“Có những tin đồn ở khắp mọi nơi, khiến mọi người cảm thấy hoang mang. Nhiều người bỏ trốn trong thời gian đó. Không ai muốn đến làm việc, ngay cả khi họ được hứa được trả công 3.000 nhân dân tệ (9 triệu đồng) mỗi ngày.

Một người quản lý thuộc Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Vũ Hán, một trong một số công ty được giao nhiệm vụ xây dựng Hỏa Thần Sơn, nói rằng không có công nhân nào từ công ty của mình bị nhiễm bệnh trong thời giant hi công, mặc dù người này không thể bảo đảm cho sức khỏe của họ sau khi họ rời khỏi công trường.

Đằng sau kỳ tích Hỏa Thần Sơn: Máu, hồ hôi và nỗi sợ ảnh 5

Người này cho biết công ty đã phát khẩu trang và nước rửa tay cho các công nhân, mặc dù theo ông Zhu nhiều người không chấp hành quy định đeo khẩu trang khi làm việc.

Hơn 300 công nhân xây dựng được cho là vẫn đang bị cách ly tại một địa điểm kiểm dịch địa phương, rất lâu sau khi khoảng thời gian hai tuần theo quy định trôi qua. Tuy nhiên, mới đây văn phòng phát triển đô thị-nông thôn Vũ Hán cho biết tất cả các công nhân đã được đưa về nhà.

Xi Yanli, người phụ trách tuyển dụng công nhân và điều phối dự án, đã rời khỏi khu vực Hỏa Thần Sơn vào ngày 9/2 và hiện vẫn bị cách ly tại nhà kể từ đó.

Mặc dù có thể xử lý công việc qua mạng Internet, Xi cho biết nhiều dự án của công ty đã bị trì hoãn do Vũ Hán chưa được mở cửa trở lại.

Mặc dù phần lớn công nhân xây dựng đã hoàn thành nhiệm vụ tại Hỏa Thần Sơn, một số người đã ở lại bệnh viện để làm công việc bảo trì hàng ngày. Liu Jie, một người 33 tuổi, chuyên chống thấm các tòa nhà và các công trình khác, cho biết anh luôn sẵn sàng tới đây làm việc mỗi ngày.

“Kể cả khi nhắm mắt, tôi vẫn có thể hình dung cấu trúc của bệnh viện”, Liu nói. “Mỗi khi dự báo thời tiết nói rằng trời sẽ mưa, tôi nghĩ ngay tới những chỗ của bệnh viện có thể bị rò rỉ nước”.

Đằng sau kỳ tích Hỏa Thần Sơn: Máu, hồ hôi và nỗi sợ ảnh 6

Hai nhân vật Liu Jie (trái) và Zhu Yong (phải).

Khi được hỏi về số tiền họ kiếm được khi làm việc sau dự án Hỏa Thần Sơn, Zhu, Xi và Liu đều nói rằng tiền không phải là ưu tiên hàng đầu và họ cùng nhiều người khác chỉ đơn giản thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp, vốn không hề có hợp đồng và điều kiện bảo hiểm.

“Tôi cảm thấy rất tự hào vì đã làm được những công việc có giá trị như vậy”, ông Xi nói. “Tôi làm việc này cho bản thân mình. Bây giờ, công ty sẽ tự đánh giá số tiền mà chúng tôi đáng được nhận”.

Zhu – người cũn đang túc trực ở bệnh viện Hỏa Thần Sơn, cho biết ông cảm thấy vinh dự và hạnh phúc khi hay tin tình hình dịch bệnh đang ngày càng thuyên giảm. Zhu và Liu cũng đang mong chờ nhiệm vụ của họ tại bệnh viện kết thúc.

“Tôi muốn trở về quê nhà Ôn Châu”, Zhu cho biết ông chưa được đoàn tụ với gia đình kể từ Tết. Trong khi đó Liu, 33 tuổi, nói rằng anh cảm thấy rất cô đơn khi làm việc tại Hỏa Thần Sơn. “Hy vọng khi về quê tôi sẽ được cô gái nào đó chấp nhận”, anh bộc bạch.

Theo Sixth Tone
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.