Đang tù chung thân vì giết 22 người, sát thủ Nga thú nhận giết thêm 59 người

(Ngày Nay) -“Ma sói” Mikhail Popkov đang lĩnh án chung thân vì tội giết 22 phụ nữ mới đây đã khiến nước Nga rúng động khi khai nhận chính hắn đã ra tay sát hại 59 người nữa.
"Ma sói" Mihail Popkov.
"Ma sói" Mihail Popkov.

Theo hãng thông tấn Interfax, Mihail Popkov, 53 tuổi, lĩnh án chung thân từ năm 2015 với tội danh giết hại 22 phụ nữ, đã phải xuất hiện tại tòa án ở thành phố Irkutsk ở Siberia, sau khi thú nhận giết thêm 59 người nữa trong giai đoạn năm 1992-2010. 

Truyền thông Nga đã gọi hắn bằng những cái tên như “ma sói” và “gã điên Angarsk”. 

Tên Popkov đã ra tay sát hại các nạn nhân ở gần quê nhà ở Angarsk, gần Irkutsk, cả khi là cảnh sát và sau khi rời khỏi ngành năm 1998. Các nạn nhân của “Ma sói” đều là phụ nữ độ tuổi từ 16-40 trừ một nạn nhân duy nhất là đàn ông và cũng là cảnh sát. Các công tố viên cho biết tên Popkov sát hại các nạn nhân sau khi cho họ đi nhờ xe vào ban đêm.

“Ma sói” Popkov bị bắt giữ năm 2012 khi cuộc điều tra về các bằng chứng giết người của hắn được mở lại, sau các cuộc điều tra năm 1998 và 2000 không thành công. Nếu bị kết tội giết 81 người, số lượng nạn nhân mà “Ma sói” giết hại sẽ vượt qua “Thợ chặt thịt vùng Rostov” Andrei Chikatilo giết 52 người và “kẻ sát nhân bàn cờ” Alexander Pichushkin giết 48 người, khiến Mihail Popkov trở thành kẻ sát nhân hàng loạt man rợ nhất trong lịch sử Nga hiện đại. 

Theo TTXVN
Công trình Tháp Bảo Tích do sư thầy Thích Hồng Danh làm tổng chỉ huy xây dựng trong suốt 5 năm (Ảnh; Hương Trà).
Chiêm ngưỡng ngôi chùa 'kết' từ vỏ sò, san hô
(Ngày Nay) -  Không chỉ là điểm đến tâm linh của người dân địa phương, chùa Từ Vân (nằm tại Thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa) còn trở thành điểm đến “hút” khách thập phương bởi kiến trúc độc lạ, được xây dựng hoàn toàn từ vỏ ốc, san hô.
Người thợ đưa lá tàu hũ ky lên giàn phơi.
'Giữ lửa' làng nghề làm tàu hũ ky trăm tuổi ở Vĩnh Long
(Ngày Nay) - Làng nghề làm tàu hũ ky xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã hình thành và phát triển khoảng 100 năm qua. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, bằng kinh nghiệm và tình yêu nghề, các nghệ nhân đã gìn giữ, trao truyền nghề cho con cháu.