Đạo diễn Ái Như và Cơn mê cuối cùng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước đây, sân khấu Hoàng Thái Thanh hoạt động giống như bao sân khấu khác, sáng đèn vào hai ngày cuối tuần trong suốt cả năm. Gần đây, sân khấu này thay đổi hướng hoạt động, công bố lịch diễn theo mùa. Ở đó, mỗi vở mới sẽ được trình diễn liên tục từ 1 đến 3 tháng tùy theo nhu cầu thưởng thức của khán giả. Xong rồi, lao vào chuẩn bị vở mới cho mùa diễn kế tiếp.

Trong tháng 9 này, sân khấu bước vào mùa kỷ niệm 25 năm với vở “Cơn mê cuối cùng” (tác giả Ngọc Linh, đạo diễn Ái Như, phó đạo diễn Công Hiển). Vì đây là mùa kỷ niệm nên đạo diễn kiêm bà bầu Ái Như muốn sống lại với những hồi ức cũ. Tôi đã có buổi trò chuyện với đạo diễn Ái Như vào dịp đặc biệt này.

Đạo diễn Ái Như và Cơn mê cuối cùng ảnh 1

Đạo diễn Ái Như trong vai bà Hai Khương.

Được biết vở “Cơn mê cuối cùng” đã được dựng nhiều lần trong suốt 25 năm. Hành trình rất dài của vở diễn này bắt đầu ra sao, thưa bà?

Đạo diễn Ái Như: Năm 1999, tôi gặp cố tác giả Ngọc Linh tại khuôn viên của Sân khấu 5B Võ Văn Tần. Chú đã đưa cho tôi xem kịch bản Cơn mê cuối cùng. Tôi ngồi tại chỗ đọc một mạch, và ngay lập tức xin chú cho tôi dựng vở này. Chú gật đầu đồng ý và nói con cứ thoải mái sáng tạo trong dàn dựng, khi nào xong, cho chú xem. Ít lâu sau, cách đây 25 năm, tôi dựng Cơn mê cuối cùng trên sân khấu Tao Đàn. Xem xong, chú gật đầu cười có ý khen. Vài năm sau, tôi tái dựng trên sân khấu Idecaf và cũng giữ tên Cơn mê cuối cùng, khán giả chào đón nồng nhiệt. Khi thành lập sân khấu Hoàng Thái Thanh, tôi tái dựng lần nữa với phiên bản mới mang tên Tục lụy. Giờ đây, vào mùa diễn kỷ niệm, tôi muốn được sống lại với những hồi ức cũ và quyết định tái dựng lần thứ 4 với tên Cơn mê cuối cùng.

Thông thường, dựng lại một phiên bản mới trên nền phiên bản cũ đã thành công, đạo diễn sẽ gặp nhiều áp lực phải làm sao hay hơn, trường hợp của bà như thế nào?

Đạo diễn Ái Như: Mỗi một bản dựng tôi đều tìm tòi ra những cách thể hiện mới nên cảm xúc vẫn đầy đặn. Trong phiên bản mới này, lần đầu tiên ứng dụng tia laser để tạo nên hình ảnh vòng xoáy của lòng sông, màn khói mờ ảo để tạo hiệu ứng về mặt thị giác và cảm xúc. Bối cảnh xuất hiện thêm bờ sông, chiếc xuồng, cùng cảnh ông Hai Khương lao xuống lòng sông để cứu bé Mận. Thực tình, ngay cả khi dựng bản mới, nếu thủ pháp thể hiện không hấp dẫn thì vẫn thất bại nên chúng tôi không gặp áp lực gì cả. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, dẫu kịch bản cũ nhưng cách kể lôi cuốn, công chúng vẫn đón nhận. Hơn nữa, khán giả trẻ hôm nay hầu như hiếm ai từng xem vở diễn này nên nói là cũ nhưng vẫn mới.

Đạo diễn Ái Như và Cơn mê cuối cùng ảnh 2

NSƯT Thành Hội độc đáo trong vai Út Hơn

Rõ ràng kỹ thuật chiếu tia laser phối hợp với ánh sáng và sương khói đã tạo nên xúc cảm đặc biệt, khơi gợi trí liên tưởng rất mạnh mẽ và giàu xúc cảm. Xin hỏi một câu tế nhị rằng: Hoàng Thái Thanh vẫn trong tình trạng bù lỗ thì chi phí ứng dụng kỹ thuật hiện đại có đắt hơn cách xử lý thông thường?

Đạo diễn Ái Như: Xử lý tia laser và sương khói tốn rất nhiều tiền. Nhưng khi đã sáng tạo chúng tôi không cân đo đong đếm như một nhà kinh doanh. Chúng tôi phải thấy đã trong cảm xúc, mọi thứ tính sau. Có lẽ vì vậy mà chúng tôi chưa thành công trong doanh thu, khán giả thích là hạnh phúc.

Hiện tại, xét về tuổi đời, NSƯT Tuyết Thu không phù hợp với vai Mận của tuổi đôi mươi. Vì sao bà không chọn một diễn viên trẻ?

Đạo diễn Ái Như: Tôi phải trở lại với cái ý đây là mùa kỷ niệm của sân khấu chúng tôi. Trong bản dựng đầu tiên, tôi đã mời nghệ sĩ Thành Hội vào vai Út Hơn, Tuyết Thu hồi ấy là một diễn viên triển vọng vào vai Mận, và một nam diễn viên trẻ tài năng khác là Thái Quốc vào vai 6 Thôi. Hiện tại, nghệ sĩ Thành Hội đồng điều hành sân khấu Hoàng Thái Thanh cùng tôi, còn NSƯT Tuyết Thu và Thái Quốc vẫn tiếp tục cộng tác. Đó là lý do tôi mời cả ba người cùng tái ngộ khán giả. Khi nghe lời đề nghị của tôi, Tuyết Thu lập tức từ chối. Bởi vì, bạn ấy không tự tin khi hóa thân vào nhân vật có tuổi đời quá trẻ so với mình, dù Thu đã từng thành công với vai diễn ấy. Tôi đã lý giải rằng đây là mùa diễn kỷ niệm của sân khấu Hoàng Thái Thanh, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Chị muốn cùng khán giả ôn lại những xúc cảm một thời nên mời em trở lại thay vì chọn một nữ diễn viên trẻ. Tuyết Thu đã gặp áp lực lớn suốt thời gian tập, nhưng may thay khán giả ở suất diễn đầu tiên đã đón nhận và đồng cảm.

Thực ra, khi Cơn mê cuối cùng với bản dựng tên Tục lụy tại Hoàng Thái Thanh hồi 10 năm trước, tôi đã chọn hai cô đào trẻ Hoàng Vân Anh và Như Yến. Tôi quan tâm đến lứa tuổi của nhân vật và có suy xét kỹ lưỡng trước khi chọn diễn viên. Lần này là trường hợp đặc biệt.

Đạo diễn Ái Như và Cơn mê cuối cùng ảnh 3
Đoàn Minh Tài giàu cảm xúc trong vai Dũng

Mùa diễn kỷ niệm lần này của sân khấu Hoàng Thái Thanh sẽ diễn ra bao lâu, thưa bà?

Đạo diễn Ái Như: Một mùa diễn của chúng tôi khoảng 1-3 tháng, tức là một vở diễn mới ra đời sẽ diễn liên tục trong chừng đó thời gian. Thế nhưng, có lúc sẽ kéo dài thêm tùy theo nhu cầu thưởng thức của khán giả. Tôi dự định Cơn mê cuối cùng sẽ bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12/2024. Kế tiếp, chúng tôi sẽ lao vào chuẩn bị cho mùa kịch tết. Tuy nhiên, trong mùa tết, từ mùng 1 đến mùng 3 chúng tôi phục vụ vở mới. Các ngày còn lại chúng tôi chọn những vở được yêu cầu phục vụ lại cho khán giả đã bỏ lỡ trong thời điểm ra mắt trước đó.

Đạo diễn Ái Như và Cơn mê cuối cùng ảnh 4

Trí Quang tiếp tục với tính cách nhân vật đầy số phận

Cảm ơn đạo diễn Ái Như và chúc Cơn mê cuối cùng tiếp tục nhận được sự quan tâm, đón nhận nồng nhiệt của khán giả!

Cơn mê cuối cùng có bối cảnh là một cù lao ở vùng sông nước miền Tây. Ở đó, có ông Hai Khương (Trí Quang) là một người ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Lòng tốt đã khiến ông ham mê việc giúp đỡ tất thảy những người nghèo khó, hoạn nạn. Ông chính là người cứu sống Mận (Tuyết Thu) trong một tai nạn chìm ghe. Trong ngôi nhà ông Hai Khương và bà Hai Khương (Ái Như) còn có cậu con trai của hai ông bà tên Dũng, và cậu Út Hơn (Thành Hội), em bà Hai Khương là người có tâm thần bất ổn do bị thương ở đầu. Họ sống chan hòa, yêu thương nhau cho đến khi một tai nạn xảy ra mà thủ phạm là một người bí ẩn.


Về diễn xuất, các nghệ sĩ đã biết cách thổi thêm cảm xúc vào cốt truyện vốn đã hay. Nếu như NSƯT Thành Hội quá thật trong tính cách khờ khạo và tưng tửng trong vai Út Hơn, Ái Như sâu lắng trong vai bà Hai Khương, Trí Quang giàu cảm xúc trong vai ông Hai Khương, thì lần này Đoàn Minh Tài xuất sắc trong vai Dũng. Đây là vai diễn đầu tiên mà Minh Tài giữ được mạch cảm xúc liên tục, tạo nên dấu ấn đặc biệt trong suốt nhiều năm đứng trên sân khấu Hoàng Thái Thanh.

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.