Đạo Mẫu xuất hiện cùng với cội nguồn văn hóa dân tộc

Hội thảo khoa học quốc tế về nghiên cứu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tổ chức ngày 6.1 tại TP.Nam Định đã làm rõ giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu (đạo Mẫu) ở người Việt.
Đạo Mẫu xuất hiện cùng với cội nguồn văn hóa dân tộc

Đạo mẫu không chỉ là nghi lễ hầu đồng, hầu bóng

Hội thảo khoa học quốc tế về nghiên cứu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại Nam Định do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức. Hội thảo thu hút 47 GS, PGS, TSKH, thạc sĩ, nghiên cứu sinh. Trong đó có 11 học giả quốc tế đến từ Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc... Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà nghiên cứu, các thanh đồng từ khắp các vùng miền trong cả nước.

Đạo Mẫu xuất hiện cùng với cội nguồn văn hóa dân tộc ảnh 1

Theo nhiều chuyên gia, tục thờ Thánh Mẫu có một vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh người Việt và đã phát triển cùng với lịch sử khai phá, mở mang bờ cõi của tộc người này. Các vị Thánh Mẫu với những đền, phủ thờ của Ngài cũng xuất hiện theo “bước chân” người Việt, từ thượng nguồn sông Hồng xuống đến vùng hạ lưu châu thổ Bắc bộ. Phong tục thờ Mẫu được xác định là tín ngưỡng lâu đời nhất ở VN, thậm chí cả trước khi Trung Quốc xâm lược VN. Xuất phát từ tín ngưỡng nguyên thủy tin thờ các vị thần linh tự nhiên như trời, đất, nước mà theo quan niệm dân gian thì các vị thần mang nữ tính. Từ đó phát triển nâng lên trở thành một biểu tượng người mẹ.

Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt cho thấy tín ngưỡng này thể hiện ý thức nhân sinh, cội nguồn, dân tộc, đồng thời hướng tới lòng từ bi, bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện... TS Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, cho rằng: “Việc thực hành lễ hội, nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu với những yếu tố văn hóa truyền thống như trang phục, âm nhạc, múa thiêng được kết hợp một cách nghệ thuật có thể coi như một “bảo tàng sống”, lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa người Việt”.
Tuy nhiên, nghịch lý là một bộ phận không nhỏ người dân cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ đơn thuần là nghi lễ hầu đồng, hầu bóng với nhiều yếu tố mê tín dị đoan.

PGS-TS Từ Thị Loan, quyền Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VN, nêu rõ: “Hầu đồng, hầu bóng thực chất chỉ là một trong những nghi lễ nổi bật của tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng này có cả một hệ thống thực hành nghi lễ như việc thờ cúng, các lễ hội... Nghi lễ thờ Mẫu phải hiểu về giá trị tinh thần là tôn vinh người mẹ đã sản sinh ra nhân loại, mang bản tính che chở, sáng tạo và bảo trợ cho cộng đồng, vun đắp cuộc sống của gia đình, cộng đồng, làng nước. Ngoài ra, còn tích hợp rất là nhiều giá trị về văn hóa, nghệ thuật như những bài chầu văn, những điệu múa thiêng, là môi trường để dung dưỡng rất nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc".

Loạn thanh đồng

Bên lề hội thảo, thanh đồng Vũ Thanh Thủy, một thanh đồng khá có tiếng ở Nam Định phản ánh tình trạng chưa bao giờ có nhiều thanh đồng (tức là người hầu đồng, nhập vai Thánh Mẫu hay quan thánh, được tin là các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc) và dễ dàng trở thành thanh đồng như hiện nay. “Muốn trở thành thanh đồng phải có căn, có cốt. Nhưng bây giờ, hình như ai muốn thành thanh đồng cũng được. Có người chỉ mở phủ 2, 3 năm đã đi khai căn, mở phủ cho người khác. Trong giới thanh đồng, tôi biết có nhiều người mở phủ, làm đồng chỉ cốt để kiếm tiền”. Chị Thủy cũng nêu rõ việc có không ít thanh đồng “gặp ai, gặp gì trục trặc cũng nói người ta có vong theo, nếu không làm lễ, ra hầu thánh thì tan cửa nát nhà. Nhiều người sợ nên có đi vay cũng phải cố mà lễ mà vẫn ngay ngáy lo nghĩ”. Rồi chuyện trong giới thanh đồng đi nói xấu nhau, dè bỉu nhau, thậm chí a dua theo kiểu “đánh hội đồng” với những thanh đồng không cùng phe nhóm, chuyện hầu đồng, hầu bóng đang có nguy cơ “mất gốc”, bị du nhập trang phục, nghệ thuật xa rời truyền thống…

Ngay tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, học giả cũng thừa nhận tình trạng “loạn thanh đồng” hiện nay. GS-TS Ngô Đức Thịnh khẳng định: “Chưa bao giờ đạo Mẫu phát triển như hiện nay”, nhưng lại lo lắng: “Môi trường xã hội hiện đại, kinh tế thị trường đã làm đạo Mẫu tìm thấy môi trường lý tưởng để bén rễ, hồi sinh, thậm chí đạt mức thái quá gây nhiều hệ lụy cho xã hội”.

Nhà nghiên cứu Hồ Đức Thọ (Chi hội trưởng Văn nghệ dân gian, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định) thì trăn trở trước tình trạng: “Lập điện, lập phủ mới quá nhiều, thầy cúng, thầy bói, thanh đồng phát triển tràn lan, đua đòi mở các canh hầu quá to, lên tới đôi, ba trăm triệu đồng”...

Từ thực tế đó, các học giả, nhà nghiên cứu cho rằng để tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu, cần có giải pháp cụ thể, lấy vai trò cộng đồng làm chủ công nhưng không thể thiếu sự can thiệp tích cực từ chính sách, pháp luật. Theo PGS-TS Từ Thị Loan, cùng với việc đệ trình UNESCO xét duyệt, công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trong năm 2016, Bộ VH-TT-DL cũng đã chuẩn bị chương trình hành động để bảo vệ, giữ gìn di sản này không đi chệch hướng.

“Âm thanh của các bài hát chầu văn được lặp đi lặp lại. Ngồi trước tấm gương trên bàn thờ, trong khi âm nhạc đang được tấu lên, trên đầu thanh đồng được phủ một tấm vải đỏ... Sự hấp dẫn trong hoạt cảnh diễn tả lịch sử VN của những người Việt sinh sống ở California là gì? Những thanh đồng nói rằng: “VN luôn nhảy múa trong con tim họ”. Tôi cho rằng trong bối cảnh tha hương và khát khao trở về, sự thể hiện mạnh mẽ của đạo Mẫu gợi lên một quá khứ xa xôi để khôi phục hiện tại, phục vụ các thánh thần để tìm sự che chở và đạt các nguồn lực siêu nhiên để thành công hơn trong cuộc sống hằng ngày...”.
GS Janet Alison Hoskins (ĐH Nam California, Mỹ)

“Đạo Mẫu không bàn về thế giới hư vô sau khi chết mà đạo Mẫu quan tâm đến đời sống hiện thực của con người là sức khỏe, tài lộc và may mắn. Đấy là sức hút của đạo Mẫu, làm nó khác với tất cả các tôn giáo khác”.
GS-TS Ngô Đức Thịnh (Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng VN)

P.V

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.