Dấu ấn Việt Nam tại lễ hội giao lưu văn hóa châu Á ở Hong Kong

(Ngày Nay) - Ngày 10/11, Lễ hội giao lưu văn hóa châu Á đã diễn ra tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) với sự tham gia của các đoàn đến từ trên 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực.
Dấu ấn Việt Nam tại lễ hội giao lưu văn hóa châu Á ở Hong Kong ảnh 1
Tiết mục dân ca ba miền của Việt Nam tại sự kiện. Ảnh: Xuân Vịnh/PV TTXVN tại Hong Kong

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong và Macau cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hong Kong đã tổ chức gian hàng giới thiệu các loại đặc sản và biểu diễn văn nghệ truyền thống để giới thiệu và quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè các nước.

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, sự kiện trên do Cục Dịch vụ Văn hóa và Giải trí Hong Kong phối hợp tổ chức với Tổng lãnh sự quán một số nước và các tổ chức văn hóa nước ngoài ở Hong Kong, nhằm tạo ra sân chơi để các nước châu Á thể hiện bản sắc văn hóa nghệ thuật riêng, làm phong phú thêm nền văn hóa nghệ thuật đa dạng và đa sắc màu của châu Á. Sự kiện đã thu hút trên 32.000 người dân và khách du lịch tham gia.

Tham gia hoạt động lần này có 23 đại diện, trong đó có một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Singapore, các quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài ASEAN như Trung Quốc, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Macau (Trung Quốc), Bangladesh, Nhật Bản, Kazakhstan, Hàn Quốc, Kuwait, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Nga, Saudi Arabia, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ.

Dấu ấn Việt Nam tại lễ hội giao lưu văn hóa châu Á ở Hong Kong ảnh 2
Gian trưng bày của Việt Nam tại sự kiện. Ảnh: Xuân Vịnh/PV TTXVN tại Hong Kong

Những năm gần đây, chương trình giao lưu văn hóa dân tộc đã trở thành hoạt động thường niên, các nghệ sĩ biểu diễn đã thông qua âm nhạc dân tộc, các điệu múa, trang phục, thủ công mỹ nghệ nhằm thể hiện những ý nghĩa văn hóa dân tộc phong phú. Phần triển lãm trang phục dân tộc trưng bày trang phục của người dân khắp châu Á trong các lễ hội, biểu diễn ca múa và các dịp khác trong năm, như trang phục truyền thống của Trung Quốc, áo dài Việt Nam, áo cưới truyền thống của Nga, Indonesia, Hàn Quốc và Nepal.

Chị Đỗ Tú Quỳnh - phụ trách nhóm múa của người Việt Nam tại Hong Kong cho biết hằng năm, nhóm múa đều mang những tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam tham gia lễ hội, với mong muốn người xem có thể hiểu hơn về văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng của 54 dân tộc Việt Nam.

Chị Yoyo Poon - người Hong Kong - cho biết dù chưa từng đến Việt Nam, nhưng qua chương trình giao lưu văn hóa, chị cảm nhận được sâu sắc về văn hóa và lịch sử của Việt Nam. Các bạn nhỏ có trang phục rất đẹp, đặc sắc trong khi các điệu múa rất hoạt bát và đáng yêu. Qua tà áo dài thướt tha cùng các điệu múa của các chị em, chị Yoyo Poon cũng cảm nhận được tình đoàn kết, nét dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam và rất muốn đến Việt Nam để được một lần thử mặc bộ trang phục truyền thống của Việt Nam, tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam.

Dấu ấn Việt Nam tại lễ hội giao lưu văn hóa châu Á ở Hong Kong ảnh 3
Bạn bè quốc tế tìm hiểu các đặc sản của Việt Nam tại sự kiện. Ảnh: Xuân Vịnh/PV TTXVN tại Hong Kong

Đại diện cho Việt Nam, đội múa của cộng đồng người Việt Nam tại Hong Kong, đã đem đến cho chương trình giao lưu văn hóa các dân tộc nhiều tiết mục đặc sắc như "Múa quê hương 3 miền", "Múa một vòng Việt Nam", "Múa dòng máu Lạc Hồng - Hào khí Việt Nam", “Múa trống cơm” cùng những khúc hát dân ca trữ tình mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được khán giả nhiệt liệt cổ vũ, bạn bè quốc tế ngợi ca và đánh giá cao.

Ngoài biểu diễn văn nghệ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong và Macau cũng có gian hàng trưng bày các sản phẩm đặc sản của Việt Nam như cà phê, hạt điều và nhiều cuốn sách tập hợp những bài báo ảnh giới thiệu văn hóa, du lịch và ẩm thực Việt Nam đến với du khách tham quan lễ hội văn hóa châu Á.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.