“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” - những ẩn ý của người xưa

(Ngày Nay) - Tập tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vào dịp Tết Nguyên đán có từ lâu đời, chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và vẫn giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.
“Đầu năm mua muối”. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
“Đầu năm mua muối”. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Tết Nguyên đán khởi đầu một Năm mới đối với người Việt rất thiêng liêng, bởi vậy mà có rất nhiều phong tục cũng như sự kiêng kỵ được chú trọng trong những ngày Tết.

Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có một câu thành ngữ, cũng là một tập tục cổ được người dân thực hành trong dịp Tết, vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay, đó là “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.”

Hai mặt hàng này về màu sắc đều cùng màu trắng, nhưng về tính chất thì một loại thuộc gia vị, một loại thuộc vật liệu xây dựng, vì sao mà lại được đặt cạnh nhau trong cùng một không gian hành động được khuyến nghị?

Tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” cũng như các phong tục ngày Tết khác đều có sự liên quan đến nhau và cùng chung ý nghĩa mong cầu một Năm mới thật nhiều may mắn, gia đình gắn kết, thuận hòa, cuộc sống no đủ, viên mãn.

Những ẩn ý đằng sau phong tục mua vôi, mua muối này cũng là những triết lý sâu sắc về cuộc sống của cha ông ta và giữ nguyên giá trị đến tận ngày nay.

Đầu năm mua muối: May mắn, gắn kết và no đủ

Vào sáng mùng 1 Tết, hầu như không có ai đi ra đường trong buổi sớm mai đầu Năm mới ngoài những người bán muối rong. Các gia đình sẽ mua muối vào thời điểm này để lấy may cho cả năm.

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” - những ẩn ý của người xưa ảnh 1
Muối được vun cao có ngọn, tượng trưng cho sự đầy đặn, sung túc. Ảnh: Vietnam+

Muối được đong vun có ngọn, không gạt ngang, tượng trưng cho tài lộc dồi dào, đầy đặn. Trong tâm thức dân gian, các tinh thể muối màu trắng trong, mang tính dương, tượng trưng cho sự sạch sẽ và tinh khiết, có thể chống lại xú uế, xua đuổi tà ma, giúp gia chủ gặp hung hóa cát, đón thêm may mắn về nhà vào ngày đầu Năm mới.

Muối còn là biểu trưng cho tình cảm tốt đẹp, được ví với sự mặn nồng thắm thiết trong các mối quan hệ gia đình, tình nghĩa đôi lứa, vợ chồng. Mua muối đầu năm không chỉ để duy trì các mối quan hệ trong gia đình luôn đậm đà gắn kết mà còn rộng hơn thế, mong muốn cho mọi mối quan hệ từ họ hàng, xóm giềng đến các mối quan hệ bạn bè, làm ăn, buôn bán… đều được tốt đẹp, thuận lợi.

Ở góc độ thực tế cuộc sống, muối là gia vị thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của tất cả mọi người, không ai có thể sống mà thiếu muối. Bởi vậy, mua muối vào khoảnh khắc đầu năm cũng hàm ý để cả năm dồi dào thực phẩm, cuộc sống sung túc, thịnh vượng.

Song, cho dù mong cầu có nhiều thực phẩm, người xưa vẫn ẩn ý trong việc mua muối là không được lãng phí trong việc ăn uống mà nên tiết kiệm, “ăn dè,” dành dụm tiền để thực hiện hành động của vế sau câu thành ngữ “cuối năm mua vôi” xây nhà cũng như thực hiện các nghi thức kết thúc năm.

Cuối năm mua vôi: Dọn dẹp, trừ tà và xây dựng tương lai

Cuối năm, thời tiết hanh khô thuận lợi cho việc xây cất nhà cửa mà vôi là một trong các vật liệu chính dùng trong việc xây dựng. Nếu không xây mới thì các gia chủ cũng phải dọn nhà, quét lại vôi cho nhà cửa sáng sủa, tươm tất để chuẩn bị đón Tết.

Đó chính là ý nghĩa đầu tiên của phong tục mua vôi cuối năm.

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” - những ẩn ý của người xưa ảnh 2
Ông bình vôi được tiếp đầy vôi từ trước Tết. Ảnh: Vietnam+

Vôi còn liên quan đến một phong tục cổ xưa khác, đó là việc dựng cây nêu vào dịp Tết. Theo lệ xưa, ngày 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo cũng là ngày dựng cây nêu Tết để xua đuổi ma quỷ và những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một Năm mới tốt lành, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an.

Trên thân cây nêu được trang trí các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió. Bên dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.

Trong cuốn “Hội hè lễ Tết của người Việt,” học giả Nguyễn Văn Huyên cho rằng vôi có tác dụng trừ tà, ngăn ma quỷ. Mua vôi bột về rắc xung quanh nhà với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ ra khỏi lãnh thổ của gia đình mình, cũng là xua đuổi những rủi ro, đen đủi của năm cũ.

Vôi còn được dùng để người Việt xưa ăn trầu. Không có vôi, trầu không đỏ, không nồng, miếng trầu vô vị, nên mới có câu ca dao: “Có trầu, có vỏ không vôi/ Có chăn có chiếu không người nằm chung.”

Vôi ăn trầu phải là vôi tôi để lâu, vì thế để có “miếng trầu là đầu câu chuyện” khi tiếp khách đến chúc Tết, gia chủ phải mua vôi để thêm vào ông bình vôi từ trong Tết.

Ông bình vôi là bình đựng vôi ăn trầu, được coi là vật thiêng trong nhà, nên gia chủ bảo quản rất cẩn thận, không để cho bình vôi bị thiếu hay hết vôi, sẽ giống như trong nhà bị cạn tài lộc.

Tuy nhiên, cũng có thành ngữ “bạc như vôi,” nên người xưa kiêng thêm vôi cho ông bình vôi vào đầu Năm mới mà bắt buộc phải tiếp cho ông no đủ từ trước Tết.

Theo chỉ dạy của người xưa, người Việt nhiều đời sau vẫn tiếp tục duy trì tập tục mua vôi-mua muối vào hai thời điểm khác nhau trong dịp Tết như một hình thức xua đuổi những điều xấu, đón vận may, nghênh tài lộc, bình an cho Năm mới.

Bình luận
Trương Minh Quốc Thái (trái) và Hồng Ánh (áo dài) trở về Hoàng Thái Thanh trình diễn trích đoạn Rau răm ở lại sau thời gian dài xa sân khấu
15 năm Hoàng Thái Thanh: sân khấu mãi là thánh đường thiêng liêng
(Ngày Nay) - Nhiều khán giả tìm đến kịch của Hoàng Thái Thanh vì sân khấu này luôn tạo ra một lối thoát cho thân phận bi kịch, luôn xoá bỏ những hờn giận để yêu thương nhau. Bằng cách đó, câu chuyện kịch không dừng lại ở tính giải trí mà còn có ý nghĩa chữa lành.
Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn tiếp đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Lào thăm Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn
(Ngày Nay) - Ngày 23/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và đoàn công tác đã đến thăm, làm việc tại Cảng Tân cảng - Cát Lái thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân.
Mưa rét ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của người dân. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ rét đậm
(Ngày Nay) - Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió Tây trên cao trong đêm 23-24/2, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có mưa nhỏ và dông vài nơi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn kiểm tra số 1908 chủ trì hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng: Kiểm tra phải nêu bật kết quả, cũng như chỉ ra hạn chế và giải pháp khắc phục
(Ngày Nay) - Chiều 23/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn kiểm tra số 1908 đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ảnh minh họa. Nguồn: AFP/TTXVN
Nền tảng Instagram bổ sung những công cụ hữu ích
(Ngày Nay) - Nền tảng chia sẻ hình ảnh và video Instagram vừa triển khai bản cập nhật mới cho việc gửi tin nhắn, bổ sung hàng loạt công cụ hữu ích. Tính năng chia sẻ nhạc đã chính thức được tích hợp.
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN
Nổi bật tuần qua: Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV; Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Sơn La
(Ngày Nay) - Trong tuần, từ ngày 17-23/2, trong nước diễn ra một số sự kiện nổi bật: Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV; Thủ tướng chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Chuẩn bị phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2025; Thần tốc triển khai đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên; Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Sơn La khiến 10 người thương vong.
Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp ngày 10/2/2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá
(Ngày Nay) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 52/TB-VPCP ngày 21/2/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.