Đẩy mạnh truyền thông bảo vệ môi trường vì Thủ đô xanh, sạch, đẹp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hà Nội đang từng bước khẳng định vai trò tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường với chương trình truyền thông năm 2024, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy hành động thiết thực. Nổi bật trong chuỗi hoạt động là cuộc thi viết về "Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024”, thu hút gần 3.000 bài dự thi từ nhiều đối tượng, từ học sinh, giáo viên đến các phóng viên, nhà báo.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông trao giải Nhất Cuộc thi viết về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024 cho tác giả Nguyễn Quý.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông trao giải Nhất Cuộc thi viết về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024 cho tác giả Nguyễn Quý.

Sáng ngày 28/11, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức lễ tổng kết và trao giải Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Chương trình thực hiện theo Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 15/4/2024 của UBND thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh truyền thông bảo vệ môi trường vì Thủ đô xanh, sạch, đẹp ảnh 1
Quang cảnh Lễ Tổng kết chương trình truyền thông và trao giải cuộc thi "Viết về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2024".

Chương trình truyền thông năm 2024 đặt trọng tâm vào việc triển khai hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các kế hoạch liên quan, bao gồm Kế hoạch 196/KH-UBND (27/8/2021) và Hướng dẫn 32-HD/BTGTU (30/8/2021). Mục tiêu chính là huy động sự tham gia đồng bộ của các cấp chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và người dân, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động vì môi trường Thủ đô.

Chương trình năm nay mang dấu ấn đặc biệt khi nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Một trong những hoạt động nổi bật là tọa đàm "Giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh: Câu chuyện không phải dễ hay khó", quy tụ các chuyên gia đầu ngành để thảo luận giải pháp phát triển phương tiện giao thông công cộng và vận tải xanh, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nâng cao chất lượng sống.

Đẩy mạnh truyền thông bảo vệ môi trường vì Thủ đô xanh, sạch, đẹp ảnh 2

Các cá nhân, tập thể xuất sắc nhận bằng khen.

Cuộc thi viết: Điểm sáng trong công tác truyền thông

Cuộc thi viết về “Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội” lần thứ 4 tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường. Mặc dù triển khai trong thời gian gấp rút, chỉ hơn 5 tháng và chịu ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), cuộc thi đã nhận được 2.976 bài dự thi, tăng đáng kể so với 2.360 bài của năm 2023 và gấp gần 10 lần so với năm đầu tiên (2020).

Các bài dự thi năm nay tập trung vào 4 chủ đề chính: Phân loại và xử lý rác thải tại nguồn; Cải thiện môi trường sông hồ, làng nghề; Giảm thiểu ô nhiễm không khí; Các sáng kiến và hành động đẹp bảo vệ môi trường.

Nhiều tác phẩm dự thi mang đậm dấu ấn sáng tạo và chuyên nghiệp, sử dụng các hình thức báo chí hiện đại như longform, eMagazine, multimedia. Tiêu biểu là loạt bài điều tra “Sông Đáy đang bị bức tử”, đã phơi bày các sai phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sông Đáy, hay tuyến bài về mục tiêu Net Zero của Chính phủ từ Tạp chí Kinh tế Môi trường, với phân tích chuyên sâu về vai trò tiên phong của Hà Nội.

Sau một tuần chấm giải, Hội đồng Chung khảo đã chấm và lựa chọn ra 16 tác phẩm đạt giải, dựa trên đánh giá cụ thể từng tác phẩm dựa trên cơ sở những tiêu chí của cuộc thi đề ra và thống nhất lựa chọn tác phẩm có sự đầu tư chuyên sâu, đề ra được giải pháp hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường Thành phố; lựa chọn tác phẩm có tính lan tỏa, nhân rộng hành động bảo vệ môi trường Thủ đô.

Đẩy mạnh truyền thông bảo vệ môi trường vì Thủ đô xanh, sạch, đẹp ảnh 3

Các cá nhân, tập thể đạt giải Nhì.

Đẩy mạnh truyền thông bảo vệ môi trường vì Thủ đô xanh, sạch, đẹp ảnh 4

Các cá nhân, tập thể đạt giải Ba.

Đẩy mạnh truyền thông bảo vệ môi trường vì Thủ đô xanh, sạch, đẹp ảnh 5

Các cá nhân, tập thể đạt giải Khuyến khích.

Điều đặc biệt trong cuộc thi năm nay là sự tham gia đông đảo của cán bộ, giáo viên và học sinh từ 114 trường học trên địa bàn Hà Nội. Tiêu biểu, Trường THCS Trần Phú (quận Hoàng Mai) đóng góp 610 bài, Trường THCS Đa Tốn (huyện Gia Lâm) 268 bài. Điều này cho thấy sự vào cuộc tích cực của ngành giáo dục trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ sớm cho thế hệ trẻ.

Đẩy mạnh truyền thông bảo vệ môi trường vì Thủ đô xanh, sạch, đẹp ảnh 6

Phát động Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.

Interpol bắt giữ 1.000 tội phạm mạng trên khắp châu Phi
Interpol bắt giữ 1.000 tội phạm mạng trên khắp châu Phi
(Ngày Nay) - Ngày 26/11, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cho biết đã bắt giữ hơn 1.000 đối tượng bị tình nghi là tội phạm mạng tại 19 quốc gia châu Phi trong một chiến dịch diễn ra vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10/2024.
Sữa đặc là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk, đã có mặt tại 35 quốc gia trên thế giới
Vinamilk: Một thương hiệu Quốc gia “đặc biệt” và “khác biệt”
(Ngày Nay) - Tính từ lần đầu tiên được vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2010 đến nay, Vinamilk đã phát triển số thị trường xuất khẩu của mình từ 42 lên đến 62 quốc gia. Đáng chú ý, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk như Sữa đặc Ông Thọ, Sữa bột trẻ em Dielac, Sữa chua ăn Vinamilk… đều là những sản phẩm được vinh danh Thương hiệu quốc gia. Đó thực sự là một hành trình tiên phong để mang thương hiệu Việt đi ra thế giới và ngày càng nâng cao giá trị .
Các trường đại học lâm nguy do hạn chế sinh viên nước ngoài
Các trường đại học lâm nguy do hạn chế sinh viên nước ngoài
(Ngày Nay) - Làn sóng thắt chặt quy định nhập cư đối với sinh viên quốc tế tại các quốc gia như Anh, Canada và Australia đang đặt các trường đại học vào tình thế khó khăn chưa từng có. Không chỉ ảnh hưởng đến ngân sách hoạt động, động thái này còn tác động nghiêm trọng đến uy tín toàn cầu và khả năng đóng góp cho khoa học của các học viện.
Ngôi chùa 283 năm tuổi ở Bình Dương
Ngôi chùa 283 năm tuổi ở Bình Dương
(Ngày Nay) - Chùa Hội Khánh (Bình Dương) là di tích lịch sử cấp quốc gia với 283 năm tuổi. Đây là nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tới hoạt động, gây dựng phong trào yêu nước một thời gian khá dài từ năm 1923-1926.