ĐB mang tâm thư giáo viên Hà Nội ra nghị trường: Rất nhiều giáo viên đồng cảnh

"Tôi muốn Bộ trưởng trả lời rõ hơn về các đối tượng đặc thù sẽ được giải quyết như thế nào? Làm thế nào để giải quyết mong mỏi của các thầy cô giáo?”.
Đại biểu Nguyễn Kim Thúy giơ tâm thư của một giáo viên ở Ba Vì, Hà Nội tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào chiều 7/11
Đại biểu Nguyễn Kim Thúy giơ tâm thư của một giáo viên ở Ba Vì, Hà Nội tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào chiều 7/11

Đây là ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội xung quanh câu chuyện hàng trăm ngàn giáo viên có  nguy cơ mất việc làm dù đã có thâm niên giảng dạy.

Địa phương thi tuyển xong, Bộ Nội vụ mới ra văn bản – giải quyết ra sao?

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân diễn ra vào chiều 7/11, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đã giơ biển xin tranh luận.

Đại biểu Thúy cho rằng, không biết bộ trưởng có ý kiến chỉ đạo như thế nào (về tuyển dụng viên chức giáo viên đã ký hợp đồng trước năm 2015 và được đóng BHXH- PV) mà hầu hết các địa phương vẫn diễn ra các ngành Y tế, giáo dục đang kêu chuyện bị giảm biên chế theo kiểu cào bằng.

“Đến thời điểm này văn bản chỉ đạo chưa có, kỳ thi viên chức giáo dục ở một số địa phương đã chính thức diễn ra mà không có bất cứ có sự ưu tiên nào giành cho giáo viên hợp đồng mà đặc biệt là những giáo viên hợp đồng lâu năm có đóng bảo hiểm”, đại biểu Kim Thúy nói.

Bà cho biết “nhận được nhiều thông tin liên quan đến vấn đề này”. Đồng thời bà giơ lên trước hội trường một tâm thư kêu cứu của một giáo viên mà theo đại biểu Thúy “được ký hợp đồng giảng dạy năm một trong suốt 14 năm qua, nay bị chấm dứt hợp đồng”.

Đại biểu Kim Thúy nêu vấn đề: “Giờ đây những giáo viên này đang dõi theo, khắc khoải mong chờ câu trả lời từ Bộ trưởng văn bản chỉ đạo ở giai đoạn nào đang soạn thảo hay trình ký?”.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, ngày hôm qua (6/11), tôi đã duyệt văn bản, ngày hôm nay sẽ phát hành gửi cho tất cả các địa phương thực hiện theo Kết luận số 9028 của Bộ Chính trị và ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ đối với những người đang thực hiện chế độ hợp đồng từ ngày 31/12/2015 trở về trước đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí việc làm của Bộ Giáo dục quy định, có đóng bảo hiểm và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian này thì thực hiện tuyển vào công chức nhà nước, coi như nằm trong biên chế của năm 2015.

 “Tôi đề nghị Hà Nội phải nghiêm túc như thế. Bây giờ nếu đủ điều kiện, vấn đề này có ý kiến của Bộ Chính trị rồi, Thủ tướng đã chỉ đạo rồi cứ làm. Còn nếu trường hợp sau khi tuyển dụng rồi mà còn thiếu nữa thì chúng ta thực hiện tuyển dụng không qua thi hoặc thi tuyển theo đúng tinh thần Nghị định số 161, trường hợp còn dôi dư chúng ta phải giải quyết theo chế độ”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.

Không thỏa đáng với phần trả lời này, một lần nữa đại biểu Kim Thúy giơ biển xin tranh luận nhưng do hết giờ nên đại biểu không thể chất vấn cho rõ vấn đề mà bà nêu ra.

Nhiều giáo viên trong cảnh tương tự

Kết thúc phiên chất vấn, chia sẻ với Infonet, đại biểu Kim Thúy cho biết phần trả lời của Bộ trưởng làm bà chưa hài lòng. “Tôi mong muốn chất vấn đến tận cùng của vấn đề nhưng rất tiếc thời gian đã hết”, đại biểu Kim Thúy cho biết.

Theo đại biểu Thúy, có hai vấn đề mà bà muốn Bộ trưởng trả lời rõ, hướng giải quyết không chỉ riêng một cá nhân gửi tâm thư mà bà mang ra nghị trường mà là của rất nhiều giáo viên trên cả nước hiện đang xin được tuyển dụng theo cơ chế đặc biệt (xét đặc cách).

“Vấn đề ở đây, những địa phương đã tổ chức thi rồi (ví dụ như Hà Nội đã tổ chức thi tuyển viên chức giáo viên rồi nhưng ngày 6/11 Bộ Nội vụ mới phát đi văn bản đề nghị xét đặc cách- PV) thì xử lý như thế nào?.

Thứ hai, tôi quan tâm đến 100.000 giáo viên để xin theo cơ chế đặc biệt (xét đặc cách) chứ không theo cách tuyển dụng chung”, đại biểu Thúy nói.

Bà cho biết, và ở đây có câu chuyện lịch sử - pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998, thông tư 04… cấm sử dụng lao động hợp đồng làm chuyên môn ở các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp. Nhưng các Bộ, địa phương vẫn làm.

Việc này kéo dài 20 năm, trách nhiệm của ngành Nội vụ. Bộ Nội vụ với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này phải xem một chính sách ra mà hầu như các địa phương đều vi phạm thì chính sách  đó có vấn đề không?

“Bộ đã không làm mà cứ để kéo dài 20 năm, để lại hậu quả rõ ràng. Bây giờ phải xin ý kiến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để xử lý dứt điểm tồn đọng, những trường hợp này. Vì thế câu hỏi tôi muốn tranh luận với Bộ Nội vụ là vấn đề ở chỗ  đó. Còn nguyên tắc chung là nếu còn biên chế sẽ tuyển đặc cách những người này… thì nói làm gì. Trong khi những giáo viên này do cơ quan (có thẩm quyền tuyển dụng -PV) làm sai theo quy định, bản thân họ đã làm việc, cống hiến hơn chục năm, bây giờ trong điều kiện xét thi tuyển không được ưu tiên sẽ rất thiệt thòi.

Bởi vì hiện nay thi viên chức phải thi ngoại ngữ, CNTT mà những người đó làm hơn chục năm rồi thì tuổi đời cũng hơn 30- 40 rất khó đạt. Giờ đẩy họ ra, họ rất khó tìm việc làm mới, đây cũng là vấn đề nhân văn”, đại biểu Kim Thúy nói.

Do đó, đại biểu Kim Thúy muốn Bộ trưởng trả lời rõ hơn về nhóm đối tượng 100.000 giáo viên này. Thời điểm này, Bộ trưởng nói có văn bản gửi 63 tỉnh thành thì cũng là quá chậm, nhiều địa phương đã tổ chức thi.

“Tôi đơn cử như Hà Nội, giờ văn bản mới tới thì những trường hợp thi rồi như này thì xử lý như nào? Sẽ dẫn theo rắc rối và phức tạp. Tôi muốn Bộ trưởng trả lời rõ hơn về các đối tượng đặc thù sẽ được giải quyết như thế nào? Làm thế nào giải quyết dứt điểm tồn đọng đó. Làm thế nào để giải quyết mong mỏi của các thầy cô giáo?”, đại biểu Kim Thúy nhấn mạnh.

Trước câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng giải quyết những giáo viên đã có thâm niên giảng dạy nhưng vẫn phải qua thi tuyển, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Ngô Thị Minh cũng đã thông tin tới Bộ trưởng về trường hợp của 256 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn.

Đại biểu cho rằng “hiện nay văn bản trả lời từ trước, kết quả không như Bộ trưởng nói”. Do đó đại biểu đề nghị “Bộ trưởng phối hợp sâu hơn với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội để giải quyết dứt điểm cho 256 giáo viên huyện Sóc Sơn”.

Theo Infonet
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.