Để không phải đi học, một học sinh lớp 3 bịa chuyện bị bắt cóc

(Ngày Nay) - Một học sinh lớp 3 ở Bình Dương bịa ra chuyện bị nhóm người lạ mặt bắt cóc trước cổng trường để không phải đi học, ở nhà chơi.
Trường tiểu học Thái Hòa B. - Ảnh: Vietnamnet
Trường tiểu học Thái Hòa B. - Ảnh: Vietnamnet

Nguồn tin của báo Vietnamnet cho biết, sáng 23/9, Công an thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) vừa có thông tin chính thức về vụ một học sinh tiểu học nghi bị bắt cóc trước cổng trước khiến nhiều người lo lắng.

Qua điều tra, Công an thị xã Tân Uyên xác định thông tin bắt cóc học sinh là sai sự thật. Làm việc với công an, em T.G.N. học sinh lớp 3, Trường tiểu học Thái Hòa B (phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) thừa nhận đã nói dối với giáo viên và cha mẹ mình bị bắt cóc để được ở nhà chơi, không phải đến lớp học.

Trước đó, vào ngày 21/9, trên mạng xã hôị lan truyền thông tin em T.G.N, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Thái Hòa B (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) bị một nhóm người lạ mặt bắt cóc.

Theo lời trình báo của em N. với nhà trường, sáng ngày 21/9, em đi ra trước cổng trường để mua bánh mì thì bị một số người lạ đi xe máy áp sát, khống chế bắt đi nhưng do em N. chống cự nên những người này buộc phải rời đi.

Ngay sau đó, nhà trường đã liên hệ với gia đình em N. để thông báo sự việc, phụ huynh em cũng đến trường xin phép giáo viên chủ nhiệm cho em được nghỉ học một ngày.

Trao đổi với PV báo Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Văn Đông - Trưởng phòng GD-ĐT thị xã Tân Uyên cho biết, ngay sau khi nghe thông về vụ việc, phía nhà trường cũng đến nơi ở của em N. để thăm hỏi động viên.

Đồng thời, phía nhà trường cũng đã phối hợp với cơ quan công an trích xuất camera để tìm hiểu vụ việc. Tuy nhiên, các camera đều không ghi nhận vụ việc như lời kể của em N. và cũng không có ai chứng kiến vụ việc.

“Mặc dù, vụ việc chưa xảy ra nhưng trước mắt chúng tôi đã chỉ đạo các trường học phải tăng cường các biện pháp, quản lý học sinh chặt chẽ hơn. Không để các tình huống xấu xảy ra với học sinh”, ông Đông cho biết thêm.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.