Đề xuất cho các cơ sở dạy nghề nghiệp được giảng dạy văn hóa THPT

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội các trường Cao đẳng, Trung cấp kinh tế - kỹ thuật vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giảng dạy văn hóa trung học phổ thông cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Văn bản nêu rõ, thời gian qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề được Đảng, Nhà nước quan tâm, đã có những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội các trường Cao đẳng, Trung cấp kinh tế - kỹ thuật nhận được nhiều phản ánh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về những khó khăn trong việc tổ chức giảng dạy văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Khó khăn đầu tiên đó là Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục năm 2019 quy định: người học tốt nghiệp trung học cơ sở đi học trình độ trung cấp, có thể học thêm văn hóa trung học phổ thông để liên thông lên trình độ cao hơn; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành thông tư quy định về khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông người học phải tích lũy. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa ban hành thông tư này. Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phải ban hành nội dung này trong Quý III/2020.

Để các trường trung cấp, cao đẳng tiếp tục giảng dạy nội dung văn hóa trung học phổ thông cho người học nghề theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 2691 ngày 23/6/2017 cho phép các trường tạm thời áp dụng giảng dạy nội dung chương trình văn hóa trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư số 16 ngày 28/6/2010 quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp. Nhưng Thông tư này cũng đã hết hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó, trước năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo nhiều địa phương đã cho phép các trường (bao gồm cả trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng) được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (học 7 môn văn hóa bắt buộc). Người học sau khi hoàn thành chương trình được tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông để nhận được Bằng tốt nghiệp. Ngoài ra, người học có bằng tốt nghiệp trung cấp nếu đã học xong khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông (4 môn) theo quy định tại Thông tư số 16 cũng được tham dự kỳ thi đại học.

Tuy nhiên, từ năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo không cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông, chỉ được giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 (chương trình 4 môn học) để chỉ liên thông từ trung cấp lên cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, không liên thông lên được đại học. Tại Công văn số 2672 ngày 20/6/2019 về việc tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghệp - giáo dục thường xuyên cũng như các văn bản hướng dẫn, trả lời các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để tham dự kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải do các trung tâm giáo dục thường xuyên chủ trì thực hiện.

Thực tế những năm gần đây ở nhiều địa phương, số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp ngày càng đông, trong đó có trên 80% có nhu cầu học văn hóa trung học phổ thông để tham dự kỳ thi quốc gia và lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở các địa phương đã không được tiếp tục thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông. Nhiều địa phương như Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên đã có đã có văn bản kiến nghị về việc này, đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời việc giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông phải do các trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện. Các trường trung cấp, cao đẳng phải liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên, không được quyền tự tổ chức giảng dạy, dù trước đây đã được Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép.

Để tháo gỡ khó khăn cho các trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 4066 ngày 16/10/2020 về việc giảng dạy văn hóa trung học phổ thông cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trình độ trung cấp, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường trung cấp, cao đẳng đã được Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương đồng ý cho giảng dạy văn hóa trung học phổ thông được tiếp tục giảng dạy văn hóa trung học phổ thông cho người học của trường.

Ngày 2/11/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 4656 về việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đồng ý để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh theo học trình độ trung cấp để liên thông lên trình độ cao đẳng, không đồng ý để các trường giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho người học.

Hiện nay, hàng trăm trường trung cấp, cao đẳng có đủ điều kiện, đã được Sở Giáo dục và Đào tạo ở các địa phương cho phép giảng dạy văn hóa trung học phổ thông (bao gồm cả chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông) trước đây vẫn không được giảng dạy chương trình này.

Theo Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam và Hiệp hội các trường Cao đẳng, Trung cấp kinh tế - kỹ thuật, quan điểm này chưa đúng với quy định của Luật Giáo dục năm 2019 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành giáo dục năm 2020 tổ chức ngày 31/10/2020, gây khó khăn cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nhất là cho người học.

Căn cứ vào các cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, các hiệp hội trên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường trung cấp, cao đẳng đã được Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương đồng ý cho giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được tiếp tục giảng dạy chương trình này cho người học đến khi có quy định mới.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông và việc giảng dạy văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; điều kiện để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tham gia giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông, khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho người học theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

Người học có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp, được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được học liên thông lên trình độ đại học. Người học hoàn thành chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có quy định cụ thể thẩm quyền cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019.

Các hiệp hội cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo, để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy việc phân luồng người học sau trung học vào giáo dục nghề nghiệp theo Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị, Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo cho quốc gia.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.