ĐHCĐ Vinaconex: Bác kiến nghị sửa quy chế tài chính, cổ đông lo rủi ro khi 'cá nhân tự quyết'

ĐHCĐ Vinaconex không thông qua đơn kiến nghị của Star Invest về sửa quy chế tài chính cho phép Chủ tịch và Tổng Giám đốc được quyết chi tới cả nghìn tỷ đồng. Nhóm cổ đông nhỏ bày tỏ lo ngại, hiện nay các cá nhân có thể tự quyết gây ra rủi ro cho doanh nghiệp.
Đại hội cổ đông Vinaconex.
Đại hội cổ đông Vinaconex.

Sáng nay (28/6), Tổng công ty cổ phần Vinaconex (VCG) đã tiến hành đại hội cổ đông thường niên năm 2019.

Bác sửa quy chế tài chính

Tại đại hội, Công ty TNHH đầu tư Star Invest đã có đơn kiến nghị về việc bổ sung vào Chương trình họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex.

Theo đó, Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (Star Invest) là cổ đông sở hữu 33.455.400 cổ phần phổ thông, tương đương 7,57% vốn điều lệ của của Tổng công ty Vinaconex đã đề nghị Ban tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019 của Tổng công ty Vinaconex bổ sung vào Chương trình họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 của Tổng công ty những nội dung sau đây:

Thứ nhất, Star Invest đề nghị bổ sung Báo cáo của HĐQT về việc sửa đổi quy chế hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính của Tổng công ty. Cụ thể, Star Invest cho rằng cần sửa đổi quy chế hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính của Tổng công ty.

Cụ thể, theo quy chế hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính của Tổng công ty sửa đổi thì Chủ tịch HĐQT được quyết định các giao dịch lên đến 10% tổng giá trị tài sản của Tổng công ty (tức khoảng 950 tỷ đồng) và Tổng Giám đốc được quyết định các giao dịch đến 5% tổng giá trị tài sản của Tổng công ty (khoảng 475 tỷ đồng).

Về việc mua cổ phiếu quỹ, Star Invest kiến nghị cần xem xét rõ căn cứ pháp lý và mục đích của việc HĐQT quyết định mua lại 23.578.299 cổ phiếu VCG làm cổ phiếu quỹ, nguồn tiền sử dụng để mua cổ phiếu quỹ lấy từ Quỹ đầu tư phát triển có trái với quy định tại Quy chế tài chính của Tổng Công ty.

"Căn cứ nào để HĐQT thông qua mức giá mua cổ phiếu quỹ tối đa 30.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá thị trường tại thời điểm đó? Việc ấn định mức giá này có trái với quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp 2014? Vì sao đến nay việc mua cổ phiếu quỹ chưa được thực hiện và trong tương lai HĐQT có kế hoạch tiếp tục thực hiện mua cổ phiếu quỹ hay không?", đơn kiến nghị của Star Invest nêu rõ.

Ngoài ra, Star Invest cũng kiến nghị bổ sung Báo cáo của Ban kiểm soát về giám sát hoạt động chi tiêu tài chính của Tổng công ty, cụ thể: Tổng số tiền Tổng công ty chi tạm ứng cho các tổ chức, cá nhân từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình thu hồi các khoản tiền Tổng công ty đã tạm ứng, những rủi ro đối với Tổng công ty trong trường hợp không thu hồi được khoản tiền tạm ứng.

Star Invest cũng kiến nghị Đại hội đồng cổ đông giao nhiệm vụ HĐQT xây dựng bộ các quy chế, ưu tiên quy chế tài chính và quy chế quản trị điều hành cho phù hợp với thông lệ của công ty đại chúng niêm yết, xem lại ngay những quyết định không phù hợp, gây rủi ro cho công ty. Nội dung này phải được đưa vào Nghị quyết của Đại hội

Về công tác nhân sự, Star Invest đề nghị HĐQT báo cáo về tình hình biến động nhân sự quản lý của Tổng Công ty và các công ty con trong thời gian qua, phân tích nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng chảy máu nhân sự chất lượng cao.

Trước văn bản kiến nghị của Star Invest, Đại hội đã lấy ý kiến biểu quyết trực tiếp của các cổ đông tham dự. Kết quả, trong số 411 triệu cổ phiếu biểu quyết, có 129 triệu cổ phiếu tán thành (chiếm 31,52%), số lượng không có ý kiến chiếm 0,31%, số cổ phiếu không hợp lệ chiếm 0,3%, 278 triệu cổ phiếu không tán thành (chiếm 67,8%). Như vậy, ĐHCĐ đã không thông qua đơn kiến nghị của Star Invest.

“Cá nhân tự quyết, lo rủi ro cho doanh nghiệp”

Tại đại hội, về cơ chế tài chính, ông Đào Ngọc Thanh – Chủ tịch Vinaconex cho rằng: "Tôi bỏ 7.400 tỷ đồng, tôi có quyền quyết chi 1.000 tỷ đồng”.

Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho biết, từ khi quy chế tài chính được thông qua, với cương vị Chủ tịch HĐQT, ông cũng chưa duyệt chi khoản nào giá trị như vậy.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc tại sao HĐQT bị kiện, thiệt hại gây ra từ vụ kiện thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm, ông Đào Ngọc Thanh – Chủ tịch Vinaconex cho biết: “Tôi cũng không biết bởi ĐHCĐ bất thường của Vinaconex do Viettel và SCIC tổ chức hoàn toàn hợp lệ. Kết quả có 7 thành viên HĐQT thì có 6 thành viên bầu tôi làm chủ tịch. Sau 1 tháng có đơn kiện bản thân tôi cũng bị bôi xấu, mang tiếng tăm xấu xa”.

Tuy nhiên, theo ông Thân Thế Hà – Thành viên HĐQT, về nguyên nhân kiện có hai khía cạnh thứ nhất về pháp lý và thứ hai về pháp luật.

“Đối với vấn đề về pháp luật, tôi đại diện cho tổ chức mua cổ phần tại Vinaconex. Sau khi VCG tổ chức ĐHCĐ thì tổ chức mới nhận thấy tiến trình, quy trình, thủ tục triển khai có điều gì đấy thiếu, không đầy đủ đặc biệt VCG là công ty đại chúng lớn”, ông Hà nói.

Ông Hà dẫn quy định cho biết, trong vòng 90 ngày xảy ra sự việc vẫn có thể hồi tố lại, trên cơ sở những cái thiếu, những cái chưa đầy đủ như vậy nhóm cổ đông đã có đơn kiến nghị lên tòa án. “Sau 1 tháng việc này đã có kết luận của tòa, các vấn đề thuộc về pháp lý pháp luật thuộc quyền hạn họ phán xét thế nào, chúng tôi không nói gì trước pháp luật được”, ông nói.

Về góc độ doanh nghiệp, theo ông Hà, với thâm niên công tác 28 năm tại Vinaconex và tham gia vào Tổng công ty từ lúc công ty chỉ có 50 người, ông đã chứng kiến VCG đã có rất nhiều thành công và yếu tố đoàn kết là nền tảng cơ bản thực hiện các công việc.

“Nay sang cơ chế tư nhân, là lợi ích của các cổ đông, khi vật chất bị ảnh hưởng ý thức bị ảnh hưởng thì ảnh hưởng đến sự đoàn kết. Tôi thực sự rất buồn về điều này, chúng tôi kêu gọi đoàn kết, mong muốn đoàn kết. Để đoàn kết phải đảm bảo lợi ích cho nhau, công khai minh bạch. Hành lang làm được điều đó là luật chơi các quy chế”, ông bày tỏ.

Theo đó, ông Hà cho biết, cổ đông có ý kiến quy chế HĐQT, phạm vi quy mô Vinaconex các quyết định quan trọng liên quan đến dự án, tài chính, nhân sự.

“Tôi nghĩ hiện nay các cá nhân có thể tự quyết gây ra rủi ro cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần văn minh nhất có sự tham gia của nhiều cổ đông, có sự đóng góp là sự chia sẻ kết nối hợp tác, một cá nhân giải quyết vấn đề như vậy gây ra những bức xúc, có gửi những đơn kiến nghị. Chúng tôi mong chúng ta có một nền tảng thực hiện một lợi ích hài hòa minh bạch phát triển đúng nghĩa công ty cổ phần”, ông nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Quang Trung – Thành viên HĐQT cũng giải thích: “Đơn kiện là sự đấu tranh thúc đẩy công ty phát triển hoàn thiện hơn”.

Về câu hỏi có hiện tượng tẩu tán tài sản về công ty mẹ là An Quý Hưng hay không, ông Đào Ngọc Thanh – Chủ tịch HĐQT khẳng định: “Làm gì có chuyện tẩu tán ở đây. Sau tôi không có ngân hàng nào hết, tiền các cổ đông đóng góp An Quý Hưng. Nếu chúng tôi chuyển 1 đồng từ Vinaconex vào An Quý Hưng thì các anh cứ báo công an bắt”.

Theo Dân Trí
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?