Dịch bệnh và bài ca không có việc làm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những tờ tuyển lao động khắp cột điện, tủ điện, vách tường, bến xe buýt… vốn được dán chi chit lâu nay giờ được thay thế bằng giấy cho vay nợ, hỗ trợ tài chính, thế chấp lãi suất thấp... Chưa bao giờ người lao động rơi vào cảnh khó khăn như thế.
Quảng cáo vay nợ thay cho quảng cáo tìm người.
Quảng cáo vay nợ thay cho quảng cáo tìm người.

Ngành nào cũng… sa thải

Từ những ngày sau Tết, rất nhiều người lao động thất nghiệp phải chen nhau vạ vật ở các trung tâm giới thiệu việc làm mong chờ một cơ hội, trong khi nhiều cơ sở môi giới việc làm lại thường xuyên đóng cửa vì không có việc để giới thiệu…

Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dịch COVID-19 trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng không có việc làm, đồng thời buộc nhiều người phải trở thành lao động có việc làm phi chính thức. Quý I-2021, lao động có việc làm ở khu vực thành thị tăng 114.300 người so với quý IV/2020; giảm 90.200 người so với cùng kỳ năm trước. Ở khu vực nông thôn, số người có việc làm tăng 508.900 người so với quý IV-2020 và giảm 854.300 người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 31,6% (tương ứng với hơn 17,05 triệu người); khu vực công nghiệp và xây dựng là 31,7% (tương ứng với 17,09 triệu người); khu vực dịch vụ là 36,7% (tương ứng với 19,81 triệu người). Tính chung đến nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người, giảm 1,3 triệu; trong đó, số lao động có việc làm phi chính thức là 20,9 triệu người, tăng 233.000 người so với quý IV-2020.

Thống kê cũng chỉ ra, dịch bệnh khiến tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng cao trong quý I-2021, trái ngược với xu thế giảm tỷ lệ này trong những năm gần đây; các doanh nghiệp buộc phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả các biện pháp tinh giảm lao động (cắt giảm, nghỉ luân phiên…), tuyển dụng lao động thời vụ, lao động tạm thời để duy trì hoạt động. Điều này làm số lao động chính thức giảm và số lao động phi chính thức tăng, dẫn đến tình trạng tăng trở lại tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức sau nhiều năm liên tục giảm.

Dịch bệnh và bài ca không có việc làm ảnh 1
Quảng cáo vay nợ thay cho quảng cáo tìm người.

Dịch COVID-19 còn làm tăng đáng kể số lao động thiếu việc làm ở các khu vực kinh tế. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,51%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,68%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,93%. Hơn một nửa số người thiếu việc hiện nay đang làm trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 53,7%, giảm 15,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,2%, tăng 10,7 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 26,1%, tăng 4,9 điểm phần trăm.

Tình trạng thiếu việc làm hiện nay không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, mà đang tăng lên ở cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Đáng quan ngại là số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I-2021 là gần 1,2 triệu người, giảm 60.100 người so với quý trước và tăng 136.800 người so với cùng kỳ năm trước. Đại dịch COVID-19 đã làm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.

Lựa chọn cực chẳng đã: Nhận BHXH một lần

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 kéo dài, nhiều lao động nghỉ việc, mất việc cực chẳng đã phải lựa chọn phương án nhận BHXH một lần để có tiền trang trải sinh hoạt gia đình.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2021, số người hưởng BHXH một lần tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020. Điều đó, đồng nghĩa với việc trong tương lai những người lao động này khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ không có thu nhập hằng tháng từ lương hưu để đảm bảo cuộc sống hằng ngày và không được cấp thẻ BHYT miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi về già - độ tuổi thường gặp nhiều bất trắc về sức khỏe.

Việc NLĐ đăng ký nhận BHXH một lần, tự mình rời khỏi hệ thống BHXH là thực trạng đáng báo động, đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội, cũng như việc đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân của Đảng và Nhà nước.

Hiện nay, việc giải quyết chế độ BHXH một lần cho NLĐ được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với NLĐ.

Thống kê của BHXH Việt Nam, số NLĐ nghỉ hưởng BHXH một lần đang có xu hướng gia tăng qua các năm (giai đoạn 2016-2020 có tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 9%). 3 tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng mạnh. Cả nước có 226.503 người hưởng BHXH một lần, tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020. Một số địa phương bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 có số người hưởng BHXH một lần tăng cao như: Khánh Hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng…

Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do tác động của dịch bệnh COVID-19, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến nhiều lao động phải nghỉ việc. Đến nay, NLĐ đã nghỉ việc đủ 12 tháng nên làm thủ tục đề nghị hưởng BHXH một lần với mong muốn có một khoản tiền để trang trải cuộc sống hiện tại. Một lý do nữa là một bộ phận nhỏ NLĐ vẫn còn quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con”, chưa hình thành thói quen lúc trẻ đóng BHXH để khi về già có lương hưu, không phải phụ thuộc vào con cháu.

Số liệu thống kê của BHXH Việt Nam cũng cho thấy, giai đoạn 2016-2019, người hưởng BHXH một lần chủ yếu thuộc nhóm lao động trẻ tuổi và tập trung ở khu vực ngoài Nhà nước: độ tuổi có số người nghỉ hưởng BHXH một lần nhiều nhất là từ 26- 29 tuổi và bình quân tuổi nghỉ hưởng BHXH một lần (bao gồm cả trường hợp đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) tăng dần từ 32,5 tuổi năm 2016 lên 33,3 tuổi năm 2019. Tỷ lệ hưởng BHXH một lần của nữ giới cao hơn nam giới, tương ứng giai đoạn này là 55,63% đối với nữ giới và 44,37% đối với nam giới. Phân tích theo thời gian nghỉ chờ hưởng lương hưu cho thấy, trong giai đoạn 2016-2019, người nghỉ hưởng BHXH một lần chủ yếu là những NLĐ sau 1 năm nghỉ việc không đóng BHXH (trung bình chiếm khoảng 97%).

Vòng luẩn quẩn đói nghèo

Việc NLĐ đăng ký nhận BHXH một lần, tự mình rời khỏi hệ thống BHXH là thực trạng đáng báo động, đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội, cũng như việc đảm bảo an sinh xã hội cho Nhân dân của Đảng và Nhà nước.

Theo ông Đỗ Ngọc Thọ, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam: “Là đơn vị tổ chức thực hiện chính sách, chúng tôi thực sự cảm thấy rất tiếc nuối khi NLĐ lựa chọn phương án nhận BHXH một lần, thay vì lựa chọn bảo lưu thời gian đã đóng và đợi có điều kiện tiếp tục tham gia BHXH, tích lũy để hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động. Khi NLĐ nhận BHXH một lần, NLĐ sẽ thiệt thòi rất nhiều, bởi chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già.

Đến khi về già, không được hưởng lương hưu, phải sống phụ thuộc vào con, cháu và xã hội. Nếu không may bị bệnh, không có thẻ BHYT, họ còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí khám chữa bệnh chỉ sau một lần mắc bệnh, nằm viện thời gian dài, có thể phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội”.

Giảm giờ làm, thất nghiệp, bị trừ lương, lâm cảnh nợ nần, đi xin việc, lấy BHXH một lần... đang là vòng luẩn quẩn khó khăn của người lao động.

Ông Đỗ Ngọc Thọ nhấn mạnh, NLĐ không nên vì cái lợi trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ BHYT để chăm sóc sức khỏe khi về già. Ông Thọ đề nghị, công đoàn các cấp cần phối hợp với BHXH các địa phương chú trọng thông tin, truyền thông rộng rãi tới NLĐ về tính ưu việt, lợi ích lâu dài khi tiếp tục tham gia BHXH tới NLĐ.

Khuyến nghị NLĐ cần cân nhắc kỹ, không nên quyết định hưởng BHXH một lần mà nên bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện, để có điều kiện tự đảm bảo cuộc sống và chăm sóc sức khỏe cho bản thân khi về già, hết tuổi lao động.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.