Diện mạo mới của du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Tuy không khí tại các di tích tại Hà Nội đã hết cảnh đìu hiu kể từ khi thành phố cho mở cửa trở lại, nhưng do tình hình dịch bệnh, lượng khách đến tham quan trải nghiệm các địa điểm vẫn còn rất khiêm tốn. Dự kiến ngày 15/3 sắp tới, khi Việt Nam hoàn toàn mở cửa các hoạt động du lịch, cơ hội đón khách tham quan sẽ rộng mở.

Diện mạo mới của du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội

Đã mở cửa nhưng không có khách

Những ngày đầu di tích được mở cửa trở lại, lượng khách đến tham quan có sự khởi sắc đáng kể. Một phần do đã quá lâu hoạt động du lịch bị ngưng trệ, du khách hạn chế đi lại; mặt khác đầu năm thường là mùa du lịch lễ hội, nhu cầu tham quan, chiêm bái tại các di tích tăng cao. Tuy nhiên đến thời điểm này, lượng khách lại giảm hơn so với trước đó, trong đó không thể không nhắc tới nguyên nhân dịch bệnh và tâm lý dè dặt của du khách.

Từ khi mở cửa trở lại, mỗi ngày chùa Hương đón khoảng 5.000 khách nhưng đến thời điểm này chỉ đón khoảng 1.000 khách. Tính đến nay, lượng khách tham quan, trẩy hội chùa Hương mới đạt 6 vạn khách, bằng 1 ngày cao điểm của những năm trước. Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban Quản lý Khu Di tích – Thắng cảnh Hương Sơn cho biết, các năm trước, chùa Hương luôn là điểm hút khách du lịch tâm linh, những đầu ngày tháng Giêng thu hút hàng vạn khách mỗi ngày. Năm nay, con số sụt giảm đáng kể.

Thực tế này cũng diễn ra tại nhiều di tích tại Hà Nội. Mỗi ngày Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón từ 120 – 300 khách, Hoàng thành Thăng Long đón trên 100 khách, di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng đón khoảng 100 khách…

Bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng Phòng Hướng dẫn – Thuyết minh, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội cho biết, thông thường những tháng đầu năm là mùa của du lịch Hà Nội, khách quốc tế cũng như khách trong nước đến Hoàng thành Thăng Long rất đông. Nhất là dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, phụ nữ các cơ quan, ban ngành thường đến tham quan và chụp ảnh nhưng năm nay không khí vắng lặng, lượng người đến tham quan sụt giảm mạnh.

Tâm lý lo ngại dịch bệnh của du khách là điều dễ hiểu. Thực tế cho thấy, các di tích thường là những điểm đến ưa thích của du khách như: Chùa Hương, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long… đa phần có không gian rộng, hạn chế được việc tiếp xúc gần của khách.

Hơn nữa, các đơn vị quản lý đều thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho khách và chính những người làm công tác quản lý, phục vụ tại đây. Trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, hoạt động du lịch mở cửa hoàn toàn, khách quốc tế trở lại Việt Nam sẽ là cơ hội tốt cho các di tích thu hút khách đến đông hơn.

Nhiều chương trình, sản phẩm hút khách

Hiểu được những trở ngại khi đón khách trở lại sau một thời gian dài gián đoạn và khi dịch bệnh vẫn tiếp diễn, các di tích Hà Nội đã cố gắng xây dựng một hình ảnh mới để thu hút khách. Nhiều nơi đã linh hoạt vận dụng các nhiều giải pháp kích cầu như xây dựng sản phẩm mới, tặng quà lưu niệm, chỉnh trang, bài trí không gian di tích…

Tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã triển khai chương trình “Check in ngay nhận quà hay” với hàng nghìn phần quà để tặng khách đến tham quan khu di sản. Chương trình áp dụng cho khách tham quan trực tiếp tại Hoàng thành Thăng Long với ba bước: Chụp ảnh tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long, check in trên fanpage “Hoàng thành Thăng Long” để chế độ công khai và nhận quà. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long yêu cầu khách thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều du khách tỏ ra phấn khởi với cách làm thân thiện của Trung tâm.

Thời điểm này, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đang triển khai sản phẩm du lịch đêm: “Đêm thiêng liêng: Sáng ngời tinh thần Việt”, “Đêm thiêng liêng 2: Sống như những đóa hoa”. Trong đó “Đêm thiêng liêng 2" được làm mới theo hướng lắng đọng, giàu cảm xúc hơn. Ngoài ra, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tiếp tục xây dựng tour đêm “Đêm thiêng liêng 3: Lửa thanh xuân” tôn vinh các Anh hùng Liệt sỹ trẻ tuổi hy sinh lại Nhà tù Hỏa Lò, dự kiến tháng 7 sẽ ra mắt; đồng thời đang xúc tiến xây dựng một tour đêm đặc biệt dành cho khách nước ngoài.

Cán bộ, nhân viên tại đây cũng đã tham vấn ý kiến của những người nước ngoài có nhiều gắn bó với di tích, ý kiến của các công ty lữ hành. Để thực hiện chương trình giáo dục di sản, đơn vị đang xây dựng một sản phẩm mới mang tên “Chuyến tàu thời gian” dành cho đối tượng là học sinh, dự kiến ra mắt vào tháng 4 tới. Tham gia “Chuyến tàu thời gian”, học sinh được trải nghiệm những khó khăn của các chiến sĩ cộng sản bị giam cầm ở đây, xem phim, hoạt cảnh, trò chơi tìm hiểu di tích… Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng thực hiện trưng bày chuyên đề về Bác Hồ và báo chí cách mạng Việt Nam, Ngày giải phóng Thủ đô, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không… phục vụ khách tham quan.

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết, Văn Miếu – Quốc Tử Giám thường là điểm đến không thể bỏ qua khi khách đến Hà Nội. Khi mở cửa trở lại, Trung tâm tiếp tục triển khai các dự án phát huy giá trị di tích, phục vụ du khách. Bên cạnh việc chỉnh trang không gian di tích, Trung tâm đang triển khai phục dựng không gian trưng bày Trường Quốc Tử Giám, xây dựng sản phẩm du lịch đêm tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phục dựng Phương Đình tại đảo Kim Châu thuộc hồ Văn… Trung tâm đang chuyển đổi số ứng dụng vào công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

Trong kế hoạch phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 năm 2022-2023, Hà Nội phấn đấu đón 9-10 triệu lượt khách, trong đó năm 2022 đón 1,2-2 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2023, thành phố phấn đấu đón 12-14 triệu lượt khách, trong đó có 2,5-3,5 triệu lượt khách quốc tế. Hà Nội phát triển sản phẩm du lịch dựa theo tiềm năng, thế mạnh của từng khu vực, trong đó du lịch văn hóa di sản là một ưu tiên để phát triển.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.