DNP tiếp tục thoái vốn các khoản đầu tư liên kết thu về hơn 900 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - DNP Water một đơn vị thành viên của DNP, vừa thông qua công ty con là Saigon Water thoái vốn khỏi các khoản đầu tư tại nhà máy nước Tân Hiệp 2 và BOO Thủ Đức.
Hình ảnh tổng quan nhà máy nước Sơn Thạnh
Hình ảnh tổng quan nhà máy nước Sơn Thạnh

Dựa trên nghị quyết HĐQT được ban hành, công ty đã ký hợp đồng với các bên mua và sẽ hoàn thiện giao dịch trong tháng 12; Dự kiến Công ty sẽ thu về hơn 900 tỷ đồng tiền mặt và lợi nhuận của khoản đầu tư là gần 700 tỷ đồng.

Đây là một hoạt động cụ thể trong chiến lược chung của DNP Water chỉ tập trung vào các đơn vị thành viên có quyền chi phối và thoái vốn khỏi các khoản đầu tư liên kết đã có hiệu quả tốt. Nguồn lực sau thoái vốn sẽ được ưu tiên huy động tham gia xây dựng các dự án lớn hơn mà công ty đang theo đuổi như dự án Sông Tiền 1 có công suất 2 giai đoạn 600.000m3 - xây hạ tầng cấp nước thô cho 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Long An. Dự án nằm trong quy hoạch được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn 2050 từ tháng 3 năm 2021. Sau đó, tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho DNP Water, công ty dự kiến sẽ khởi công xây dựng đầu năm 2025.

DNP tiếp tục thoái vốn các khoản đầu tư liên kết thu về hơn 900 tỷ đồng ảnh 1
Hình ảnh tổng quan nhà máy nước BOO Sapa

DNP Water hiện là một trong những công ty tư nhân đầu tư hạ tầng cấp thoát nước hàng đầu Việt Nam với nhiều nhà máy nước tại 13 tỉnh thành. Ngoài DNP, thì DNP Water có Samsung E&A là cổ đông chiến lược nắm giữ 24%. Hàng năm, DNP Water vẫn đang xây dựng từ 1, 2 dự án mới tại các tỉnh có tiềm năng kinh tế hoặc gặp những thách thức về hạ tầng cấp nước bền vững. Cụ thể, tháng 9/2024, công ty khánh thành giai đoạn 1 nhà máy nước Sơn Thạnh - Khánh Hòa có quy hoạch hạ tầng 100.000m3/ngày đêm, và tháng 11/2022 khánh thành nhà máy BOO Sapa 15.000m3 /ngày đêm. Công ty đang cụ thể hóa mục tiêu trong 5 năm tới có thể tham gia xây dựng 2 nhà máy vùng cho Miền Tây có tổng công suất 1.200.000m3 nước/ngày đêm (Một nhà máy Vùng 1 cho 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Long An và 1 Nhà máy hạ tầng cấp nước cho bán đảo Cà Mau gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng) nhằm giải quyết căn cơ hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ngầm quá mức gây sụt lún và xâm nhập mặn, hạn hán tại các khu vực cấp nước, góp phần xây dựng hạ tầng cấp nước phục vụ phát triển bền vững.

Đến trường không chỉ để học
Đến trường không chỉ để học
(Ngày Nay) - Cùng với chương trình giáo dục phổ thông, rất nhiều trường học đang chú trọng phát triển các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển toàn diện cả thể chất, tinh thần và kỹ năng mềm cho học sinh.
Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ cho Gaza
Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 18/11 (giờ New York), các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho những người dân đang gặp khó khăn ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo rằng tình hình ở khu vực này đang trở nên tồi tệ hơn.
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
(Ngày Nay) - “Ba mẹ tôi yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước, yêu vùng đất An Giang này như hơi thở và tin tưởng tuyệt đối với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nên cứ giữ vụ việc mãi trong lòng mà thành tâm bệnh. Bổn phận người làm con, nhìn đấng sinh thành phải sống tạm bợ trong chòi lá xập xệ nhiều năm trời, tôi không chịu nổi…” - những lời lẽ thống thiết mà anh Nguyễn Kiên Cường (SN 1980, trú TP.Long Xuyên) gửi đến chúng tôi.
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.