Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD

(Ngày Nay) - Công ty phần mềm FPT (FPT Software) đã chạm mốc doanh thu 200 triệu USD (tính tới thời điểm hiện tại của năm 2016). Trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm 50%.
Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD

Thông tin trên được ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software chia sẻ với phóng viên VietnamPlus mới đây. Ngoài Nhật Bản, thị trường Mỹ và châu Âu cũng đem lại doanh thu khá lớn cho FPT Software. Ông Tiến chia sẻ, trong số các khách hàng của đơn vị này, có tới 43 tập đoàn lớn nằm trong danh sách của Fortunes Global 500. Trong đó, có nhiều tập đoàn "khủng" trong các lĩnh vực như máy bay, y tế, viễn thông…

Ngoài phần mềm, phía FPT Software cũng đang hợp tác với các tập đoàn lớn trong các lĩnh vực như điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IoT)..

Thực tế con số mà FPT Software đưa ra rất ý nghĩa, khẳng định trí tuệ của người Việt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bởi lẽ, một số tập đoàn công nghệ tại Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu rất lớn, song để đạt những con số đó, họ phải bỏ ra rất nhiều tiền để nhập linh kiện… Còn theo ông Tiến, trong mỗi 1 USD phần mềm xuất khẩu thì công sức của người Việt đóng góp 84-86%.

Trước đó, FPT Software đã tuyên bố đạt doanh thu kỷ lục trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam với 100 triệu USD trong năm 2013. Ông Hoàng Nam Tiến, khi đó đã nói với phóng viên VietnamPlus sẽ "phình to" gấp đôi vào 2016, nghĩa là, FPT Software đạt 200 triệu USD doanh thu. Đến nay, mục tiêu này đã đạt được.

Một năm sau đó, đơn vị này đã đạt được doanh thu 2.900 tỷ đồng (tương đương 138 triệu USD) và tới 2015, FPT Software đã đạt 181 triệu USD... Vào đầu năm 2015, lãnh đạo FPT Software cũng mạnh dạn đặt mục tiêu 1 tỷ USD doanh thu và 30.000 nhân sự, tham gia vào những sân chơi lớn nhất của các công ty dịch vụ phần mềm toàn cầu vào năm 2020.

Vào cuối tháng 10 vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) chính thức công bố danh sách và ra mắt ấn phẩm đặc biệt “50 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam 2016.” Theo đó, FPT Software dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm.

Theo Vietnamplus
Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.