Độc đáo làng nghề 'thêu áo cho Vua'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Làng Đông Cứu (Xã Dũng Tiến, Huyện Thường Tín, Hà Nội) nổi tiếng với nghề độc nhất vô nhị "thêu áo cho Vua", đến nay vẫn được duy trì, bảo tồn và vinh dự được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Nghề thêu đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân làng Đông Cứu. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức.
Nghề thêu đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân làng Đông Cứu. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức.

Kỹ thuật thêu độc đáo

Nằm bên dòng sông Nhuệ, làng Đông Cứu vừa mang vẻ êm đềm và thanh bình như bao làng quê khác lại vừa có không khí tấp nập, nhộn nhịp mua bán như phố thị. Gần Tết, những mặt hàng khăn thêu, áo ngự... ở các xưởng được sắp xếp ngay ngắn đợi tiểu thương đến cho lên xe ô tô tải chuyển đi khắp cả nước.

Ông Nguyễn Thế Du, Chủ tịch Hội nghề thêu truyền thống Đông Cứu sinh ra trong một gia đình có nhiều đời làm nghề thêu khăn chầu, áo ngự và cũng là một trong số ít người trong làng có khả năng vẽ, thiết kế áo cho những sản phẩm thêu tay truyền thống. Ông Du kể, theo các thông tin được ghi trên bản sắc phong, làng thêu Đông Cứu đã sớm xuất hiện dưới triều vua Lê Cảnh Hưng (năm 1746). Làng Đông Cứu thờ ông Lê Công Hành, vị tiến sĩ thời vua Lê Thần Tông (1637), làm tổ nghề thêu. Khi ông đi sứ phương Bắc, có học được kỹ thuật thêu của người phương Bắc nên khi về đã truyền dạy cho dân, trong đó có dân làng Đông Cứu.

Ông Du cho biết, người thợ cũng như người họa sĩ, muốn cho ra những bộ trang phục đúng tín ngưỡng, quy chuẩn dân gian thì cũng phải am hiểu lịch sử và tín ngưỡng của hầu thánh từ lâu đời nay. Những hình rồng phượng, hoa lá uốn lượn, vân mây nẩy trăng... được sắp xếp bố cục cân xứng trên tà áo, vừa thể hiện được sự lộng lẫy, đồng thời cũng thể hiện thứ bậc, giai cấp trong xã hội thời bấy giờ.

“Nghề thêu Đông Cứu có nhiều kỹ thuật đặc trưng như vừa thêu vừa phải nhồi đặc chỉ, vừa thêu xoắn lại vừa phải bắt nét quanh kim tuyến sao cho mềm mại để tạo nên các hình rồng, phượng uốn lượn tinh xảo mà chỉ có những người có tay nghề, trình độ cao trong làng mới có thể thực hiện được”, ông Du phân tích trong niềm tự hào.

Để có thể làm được những bộ long bào phục chế, nhiều xưởng thêu trong làng Đông Cứu phải cất công đi đặt vải ở những làng nghề có uy tín như Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP Hà Nội), Nha Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Cầu kỳ, tỉ mỉ từng công đoạn nên để hoàn thiện 1 sản phẩm sẽ mất vài tháng, thậm chí có những chiếc phải làm cả năm trời.

Độc đáo làng nghề 'thêu áo cho Vua' ảnh 1

Nghề thêu Đông Cứu tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức.

Giữ gìn truyền thống, thu nhập ổn định

Gia đình ông Đỗ Bá Hệ (sinh năm 1936), đã có nhiều đời làm nghề thêu long bào ở làng Đông Cứu. Ông Hệ cho biết, cũng có rất nhiều địa phương làm nghề thêu, nhưng thêu đồ cung đình, áo mão, mũ, lọng theo lối cổ thì chỉ có ở Đông Cứu.

Những kiểu thêu trên trang phục cung đình có thể coi là đỉnh cao của nghệ thuật thêu truyền thống. Ngoài những lối thêu khó, việc thêu các trang phục này còn phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo. Với áo dành cho vua, hoàng gia phải tuân thủ những quy tắc khắt khe. Áo long bào của vua bắt buộc phải chọn chỉ se 2 chiều. Trong khi đó, áo hoàng hậu lại chỉ được dùng chỉ se một chiều... Cỡ chỉ, màu sắc cũng phải phù hợp với từng loại quần áo khác nhau.

Tại làng Đông Cứu có nghệ nhân Vũ Văn Giỏi (sinh năm 1974) đã bắt tay vào nghiên cứu, phục dựng các trang phục cung đình từ năm 1993. Thông qua các tư liệu lịch sử thu thập được từ các nhà sử học, nhà nghiên cứu, sưu tầm trang phục cung đình, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã phục dựng được hàng chục bộ long bào thể hiện chuẩn mực về mỹ thuật theo nguyên bản mẫu cổ. Các sản phẩm thêu đã được trưng bày ở một số nước trên thế giới, một số trang phục cung đình được trưng bày ở bảo tàng Huế.

“Nghề thêu long bào cũng dần mất đi cùng với những triều đại phong kiến. Đến nay, dân làng thêu Đông Cứu chuyển sang chuyên cung cấp mặt hàng khăn chầu, áo ngự phục vụ cho lễ hầu đồng hay các đồ trang trí nội thất, lễ hội cho cả nước. Nghề thêu tuy vất vả nhưng đem lại thu nhập tốt cho người dân. Việc phát triển nghề thêu vừa giúp ổn định kinh tế, vừa khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống”, ông Hệ nhận xét.

Độc đáo làng nghề 'thêu áo cho Vua' ảnh 2
Ông Nguyễn Thế Du, Chủ tịch Hội nghề thêu truyền thống Đông Cứu giới thiệu sản phẩm thêu đặc trưng của làng. Ảnh: Thu Trang/Báo Tin tức.

Tại một xưởng trong làng, bà Ngô Thị Sim, người có gần 50 năm theo nghề cho biết: “Tôi được bố mẹ truyền nghề từ khi còn nhỏ. Hầu hết những đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại Đông Cứu đều biết nghề truyền thống của quê hương. Bây giờ nhiều cháu mở xưởng, có cách làm tân tiến, nhanh nhạy với thị trường, đem lại thu nhập rất tốt”.

Những năm gần đây, làng nghề có bước phát triển nhảy vọt, số lượng đơn hàng tăng lên đáng kể, thợ thêu có thu nhập ổn định. Theo thông tin từ UBND xã Dũng Tiến, làng Đông Cứu có 572 hộ, tới 90% số hộ làm nghề thêu. Trong đó, hơn 100 cơ sở thêu lớn. Các cơ quan chức năng cũng hỗ trợ kinh phí mở một số lớp nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu như trước đây, nghề thêu là nghề tay trái của người làng thì từ năm 1995 đến nay, nghề thêu đã giúp nhiều gia đình đổi đời, trở thành nghề chính.

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.