Uống nước giẻ lau

(Ngày Nay) -Lúc còn dạy học ở Nhật Bản, tôi học được hai cách để động viên người học. Một là giúp họ tạo động lực từ bên trong (intrinsic motivation); hai là tạo động lực từ bên ngoài (extrinsic motivation).
Jesse Peterson - Giáo viên
Jesse Peterson - Giáo viên

Tạo động lực từ bên trong là giúp học sinh tìm ra điều mình yêu thích và muốn học nó. Bởi vì khi mình tìm hiểu, khám phá về điều mình thích thì chất dopamine trong cơ thể tăng lên. Nó giúp mình cảm thấy hưng phấn với môn học, và còn giúp mình nhớ nhanh, thích học thêm tiếp nữa. Dopamine làm mình có đam mê.

Hóa học thần kinh cho rằng, đam mê là dopamine kích thích bộ não và cơ thể. Ví dụ tôi học yoga vì thích cảm giác khi tập nó, và sau đó có sức khoẻ tinh thần và thể chất rất tốt. Họa sĩ thích học vẽ vì họ cảm thấy từng tế bào hòa vào nét vẽ. Bạn tham gia một môn thể thao, giải quyết một câu đố, chơi một trò chơi bởi vì bạn cảm thấy thú vị. Tôi đoán đó là gốc rễ của công thức giáo dục thành công. Giáo dục thực ra chỉ là cách khơi ngọn lửa đã có sẵn nhưng bị giấu đi trong mỗi con người.

Ở lớp tôi dạy học sinh Nhật Bản, không có ghế và bàn. Tất cả ngồi trong sân. Giáo viên phải tìm hiểu và chuẩn bị rất kỹ, cố gắng làm mọi bài học đều vui và hay, khiến trẻ con không thể chú ý điều gì khác.

Cách thứ hai, tạo động lực học từ bên ngoài là lập ra các quy định với học sinh khiến họ phải tuân theo, như là sợ bị phạt, bêu tên; hay là cả động lực từ những gì mình sẽ có sau khi mình làm điều đó. Ví dụ: tiền. Rất nhiều người làm việc họ không thích chỉ vì tiền. Sự khác nhau cơ bản ở đây là thích làm và phải làm.

Việc học ở Việt Nam gần như toàn là “phải” chứ không được “thích”. Tôi đoán điều này xảy ra với cả học sinh và giáo viên. Tôi đã dạy ở một trường cấp 2 tại TP HCM. Thật khó, học viên không muốn học, rất khó tập trung. Tôi phải nghiên cứu và “diễn” rất nhiều mới hút được sự chú ý của họ.

Vấn đề là lâu dài, khi một bài học phải theo quy định, nó không thú vị. Như trong phương pháp giáo dục ở đây thì học viên dễ bị mất động lực, mất tập trung, rồi mất kỷ luật. Giáo viên phải cố gắng hết sức làm học viên của họ tập trung và cuối cùng sẽ kiệt sức. Nếu họ vẫn phải làm việc vì tiền thì họ sẽ hết yêu công việc, thấy khổ sở, thậm chí ghét việc mình làm.

Hôm qua tôi đọc thấy chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương và rất nhiều giáo viên nữa. Họ không chỉ ra lệnh với học sinh, họ còn bắt học trò uống nước giẻ lau.

Người trẻ tuổi là một mớ hỗn độn. Ai đã từng trẻ cũng từng nhớ, rằng mình chưa học cách biết tập trung tốt và rất hiếm có ai biết cách quản lý bản thân tốt hơn (thực sự rất nhiều người lớn cũng không biết đâu).

Khi đi học, nhiều người đang nghĩ rằng mình chỉ cần ngồi ngoan, nghe giáo viên, nạp rất nhiều thông tin vào cái đầu, và cả học thuộc lòng tất cả bài thầy cô giao là không vấn đề gì. Thực tế là khác, thực sự ngày nay, học sinh rất khó tập trung và khó học tốt vì cái đầu họ nghĩ nhiều thứ: các vấn đề về dậy thì, tình yêu, gia đình, tài chính, bạn bè, tương lai trong khi hàng nghìn thứ trên Internet, quảng cáo luôn gọi mời. Rất nhiều thứ đang cố gắng giật lấy sự tập trung của họ. Ý tôi là việc học giờ đây khó hơn xưa.

Hôm qua tôi cũng thấy rất nhiều người đang đổ lỗi, kết tội cô giáo Hương. Đúng là cô đã làm một hành động khủng khiếp. Nhưng ngoài sai lầm ấy, tôi thấy đây là một cơ hội tốt để chúng ta cùng hiểu nhiều hơn về môi trường đã khiến cô ấy trở nên như vậy.

Ở Việt Nam, có thể thấy rõ rằng hệ thống này có vấn đề từ gốc rễ sâu xa. Để xem vì sao cô giáo Hương đã làm sai thì mình phải xem môi trường của họ trước. Nghiên cứu về tù nhân và lính canh cho thấy người lính canh ở nhà tù cũng cảm thấy họ là tù nhân ở tù luôn, bởi tác động từ môi trường của họ.

Trường học ở Việt Nam vẫn thiết kế theo cách rất cũ, rất tốt cho làm việc tại nhà máy, nhưng phá hủy khả năng sáng tạo. Đặc biệt cách dạy học thuộc lòng, rồi quên hết ngay sau đó.

Lỗi lầm này, hệ thống giáo dục phải chịu trách nhiệm. Để dạy học trò tốt, người thiết kế ra hệ thống, người dạy phải tốt trước, để họ theo mình. Khi mình sống thiếu nghiêm ngắn thì tất nhiên những gì mình làm sẽ gây ra hệ lụy.

Ở một môi trường khi tất cả làm sai thì rất là khó sống nếu bạn không giống như họ. Tôi từng làm cho trường học ở Việt Nam, rất khổ. Đó là lý do tôi quý giáo viên Việt Nam. Họ phải cố gắng dạy một lớp học nhiều học viên thiếu kỷ luật, phải chịu lương thấp. Và thỉnh thoảng họ không chịu nổi, rất dễ phát điên.

Trong mắt tôi, giáo dục Việt Nam thiếu nhiều điều: chương trình học khác, lớp học nhỏ hơn, ít học sinh hơn, giáo viên hiệu quả hơn… Giáo dục Việt Nam không chỉ cần tiền. Mà nó bị trống rỗng ở vị trí những người thiết kế, tổ chức quản lý các trường học và quản trị giáo viên, những người không bị hư hỏng.

Jesse Peterson (Nguyên tác tiếng Việt)

Theo Vnexpress
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.