Đón Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 14/4, tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa từ UNESCO và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh vịnh Vĩnh Hy từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đại diện Bộ Ngoại giao trao tặng Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa từ UNESCO cho UBND tỉnh Ninh Thuận.
Đại diện Bộ Ngoại giao trao tặng Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa từ UNESCO cho UBND tỉnh Ninh Thuận.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa có tổng diện tích hơn 106.600 ha, hội tụ đầy đủ 3 không gian là rừng, biển, bán sa mạc và là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng, độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á. Đây là nơi sở hữu nhiều giá trị về đa dạng sinh học rừng, biển với các loài động, thực vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng mang những nét đặc trưng riêng của vùng khí hậu khô hạn ven biển của tỉnh.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa là “ngôi nhà chung” của hơn 1.500 loài thực vật, trong đó có 54 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới (IUCN); đồng thời có 765 loài động vật, trong đó có 46 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới. Ngoài ra, với ưu thế sở hữu 40 km đường biển bao quanh, Núi Chúa tự hào là nơi có rạn san hô ven bờ lớn nhất Việt Nam với trên 350 loài san hô và hàng trăm loài động vật biển.

Đặc biệt, Núi Chúa còn là nơi hiếm hoi xuất hiện nhiều loài động vật quý hiếm có tầm quan trọng quốc tế như rùa biển, voọc chà vá chân đen, cheo cheo lưng bạc, đang được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt. Nơi đây được các nhà khoa học đánh giá là nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam với lượng mưa thấp, nắng nóng quanh năm đã hình thành nên một hệ sinh thái bán khô hạn đặc trưng.

Đón Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa ảnh 1
Đa dạng và phong phú hệ thực vật tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa. Ảnh: TTXVN phát

Để thích nghi với thời tiết và khí hậu khô hạn thì các loài thực vật thường mang những đặc trưng điển hình, đó là rụng lá về mùa khô, cây thấp lùn, lá nhỏ và dày, có răng cưa, nhiều gai để giảm quá trình thoát hơi nước như xương rồng, trâm bầu, mùng quân ấn, lọ nồi ô rô, huyết giác, quyển bá xoắn… Vườn Quốc gia Núi Chúa còn được biết đến với cái tên “Thảo nguyên cây gai” có một không hai tại Việt Nam.

Nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa còn có vịnh Vĩnh Hy, là một trong tám vịnh đẹp nhất Việt Nam được xếp hạng là danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngày 7/1/2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 44/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng Di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh vịnh Vĩnh Hy thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa và Di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh vịnh Vĩnh Hy được công nhận sẽ góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người và văn hóa bản địa của tỉnh Ninh Thuận nói riêng, của Việt Nam nói chung, với bạn bè quốc tế. Những kết quả được ghi nhận không đơn thuần chỉ là danh hiệu mà còn là cơ hội, tiền đề vững chắc để tỉnh Ninh Thuận xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững, gắn kết hài hòa, thân thiện giữa con người và thiên nhiên; kết hợp cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế - xã hội và sinh kế cho nhân dân.

Tại buổi lễ đón nhận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền phấn khởi cho biết, đây là niềm tự hào vô cùng lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các chương trình, giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rừng, biển và các loài động, thực vật quý hiếm. Tỉnh cũng tập trung nguồn lực đầu tư vào các nghiên cứu, bảo tồn đa dạng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa theo hướng phát huy giá trị sinh thái thông qua các hình thức như phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và tham quan, nghỉ dưỡng nhằm thu hút khách du lịch. Song song đó, tỉnh tập trung bảo tồn và khuyến khích phát triển văn hóa phi vật thể như nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm, Raglai; các lễ hội truyền thống như đua ghe, hát lăng, thờ cá Ông của ngư dân ven biển; đồng thời xây dựng mô hình giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng địa phương và hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi cây trồng, hình thành vùng trồng nho.

Ông Lê Huyền cho biết thêm, bên cạnh việc sở hữu các danh lam thắng cảnh được thế giới công nhận, tỉnh còn có tiềm năng, lợi thế to lớn để phát triển nền kinh tế bền vững. Với mục tiêu xây dựng Ninh Thuận có nền kinh tế thích ứng và chuyển hướng mạnh sang nền kinh tế xanh, an toàn, bền vững, UBND tỉnh xác định “tăng trưởng kinh tế gắn bảo vệ môi trường; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh về năng lượng sạch, du lịch đẳng cấp cao, nông nghiệp đặc thù ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và kinh tế đô thị”; tạo điều kiện thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường, thích ứng an toàn, thông minh với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tiêu cực và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.

Đón Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa ảnh 2
UBND tỉnh Ninh Thuận tặng Bằng khen cho các cá nhân thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa. Ảnh: Công Thử/TTXVN

Đại diện Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) tại Việt Nam cho biết, tại Kỳ họp lần thứ 33 Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình con người và sinh quyển diễn ra từ ngày 13-17/9/2021 tại Abuja, Nigeria, hồ sơ đề cử Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận, đã được thông qua và chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, giá trị văn hóa bản địa; đồng thời thể hiện sự đánh giá cao của thế giới đối với các chính sách, cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc phát triển, bảo tồn thiên nhiên, văn hóa bản địa và ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.

Dịp này, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tặng bằng khen cho 6 tập thể và 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?