Đồng Nai: Dân mòn mỏi chờ cấp Giấy CNQSD đất

(Ngày Nay) - Người dân tại hồ Suối Đầm thuộc xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) liên tục gửi đơn kêu cứu, phản đối đoàn khảo sát vào khu vực đo đạc cắm mốc vị trí để xác định đất thuộc lòng hồ, vì họ không biết mục đích cụ thể của việc này là gì.

Người dân mong chờ được cấp Giấy CNQSD đất. Ảnh: Xuân Thời
Người dân mong chờ được cấp Giấy CNQSD đất. Ảnh: Xuân Thời
Hơn nữa, người dân cũng muốn các cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra thực tế để quyền sở hữu gần 100 ha diện tích đất được cấp cho nhân dân đúng pháp luật.
Đất hồ là do người dân khai hoang
Về nguồn gốc đất tại hồ Suối Đầm, từ năm 1960 người Hoa đến ở, khai phá trồng rau muống và làm ruộng. Ông Ngàn Phạt Sồi là người trực tiếp khiếu kiện, nói: “Thời ấy nhờ vào rau muống mà cha mẹ chúng tôi nuôi dưỡng nhiều bộ đội. Lúc ấy nước lớn, diện tích bàu Rau Muống chỉ hơn 25 mẫu (25 ha), năm 1983 phong trào thủy lợi được xã Bàu Hàm 1, huyện Thống Nhất (trước khi tách thành huyện Trảng Bom, đây là huyện Thống Nhất) đưa dân mới tới và cùng chính quyền đã đắp lên cái đập.
Đập hồ chỉ giữ nước mưa, họ đắp đập làm nước dâng cao, mùa mưa gần 80 ha đất của dân bị ngập trong nước khiến bà con phải bỏ đất lên vùng cao hơn mua đất làm nhà và sinh sống. Mùa khô mới trồng cây ngắn ngày như đậu, bắp còn mùa mưa thì câu cá trộm của hợp tác xã bán kiếm sống, con tôi vì câu cá từng bị tù”.
Nội dung này cũng được các báo cáo từ chính quyền xác nhận. Hiện nay, hồ sơ về hồ Suối Đầm được huyện Trảng Bom cho biết đã thất lạc nên không ai xác định được đất ở đây đã được thu hồi như thế nào, quy trình đắp đập ra sao.
Đồng Nai: Dân mòn mỏi chờ cấp Giấy CNQSD đất ảnh 1

Người dân cho biết đất ở khu vực này là do họ khai hoang. Ảnh: Xuân Thời

Vì vậy, theo tinh thần của cuộc tiếp xúc do ông Nguyễn Phú Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai chủ trì ngày 25/5/2019, UBND tỉnh giao cho huyện Trảng Bom hạ đập về cao độ trước đây là khoảng 79,29 m. Hiện cao độ đang là khoảng 80,19 m, hơn mốc cũ gần 0,4m do năm 2010, huyện Trảng Bom cho nâng đập tràn lên 1 m nhưng bị dân phản đối, lúc này, họ đã đổ bê tông cao thêm gần 0,4 m và đây là nguyên nhân làm nước ngập thêm khoảng 20 mẫu (20 ha).

Tỉnh Đồng Nai quyết định xác minh ranh giới và cắm mốc: đất ngập là đất của lòng hồ và sẽ cấp sổ cho các thửa đất không bị ngập nước. Tuy nhiên, khi đoàn đo đạc đến, Người dân đã phản đối việc đo đạc cắm mốc vì họ cho rằng hồ Suối Đầm là đất họ từng khai hoang và trước đây nhà nước chưa hề thống nhất với dân trong việc thu hồi để đắp đập.
“Dân chúng tôi lo sợ khi họ cắm mốc xong họ cho đất ấy là đất công rồi không cho chúng tôi canh tác thì lấy gì mà ăn? Hơn nữa họ chưa hạ đập và khai thông dòng chảy thì sao cắm mốc trước?” - ông Nguyễn Văn Nhanh, người dân hiện đang có đất bị ngập nước, nói.
Quá hạn, dân vẫn chưa nhận được Giấy CNQSD đất
Sự việc bắt đầu nóng lên khi Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường cùng đoàn lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, và chính quyền huyện Trảng Bom đến UBND xã Bàu Hàm trực tiếp gặp dân khiếu kiện vào ngày 25/6/2019.
Theo biên bản “Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp công dân Ngàn Phạt Sồi” ghi lại các lãnh đạo sở, Huyện ủy Trảng Bom xác nhận: Hiện nay chưa xác định ranh mốc của đất ngập nước, hồ sơ của hồ Suối Đầm đã bị thất lạc nên khó xác định nguồn gốc đất thu hồi và ý kiến cần giữ lại đập hồ, cuối cùng Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường kết luận:
Từ sau 1975, đã có bàu Rau Muống và được nhân dân góp sức xây dựng nên cần giữ lại hồ Suối Đầm để phục vụ cho tưới tiêu và cân bằng sinh thái. Nhất trí với các ý kiến của Sở TN&MT và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Quốc Hùng giữ lại hồ Suối Đầm.
UBND huyện Trảng Bom phối hợp với các sở khai thông dòng chảy, xác định mốc mực nước dâng để gia cường hạn chế ảnh hưởng đến hộ dân nhằm chống lụt, báo cáo Tỉnh ủy trước tháng 7/2019.
Cũng tại cuộc họp đó, ông Nguyễn Phú Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cũng có yêu cầu cấp Giấy CNQSD đất cho người dân ở đây trong tháng 8 và 9/2019. Tuy nhiên, đến nay, người dân không hề biết kế hoạch cấp Giấy CNQSD đất cho họ có được xúc tiến hay không vì họ vẫn chưa nhận được Giấy CNQSD đất.
Đồng Nai: Dân mòn mỏi chờ cấp Giấy CNQSD đất ảnh 2

Người dân rất cần được cấp Giấy CNQSD đất để được yên tâm. Ảnh: Xuân Thời

Dân mòn mỏi chờ trả lời

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường có yêu cầu cấp Giấy CNQSD đất cho dân trong tháng 8 và 9/2019, nhưng quá hạn vẫn không có, tháng 11/ 2019, ông Ngàn Phạt Sồi và người dân đã tiếp tục gởi đơn khiếu nại lên UBND tỉnh Đồng Nai.
Ngày 28/11/2019, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản 1324 đề nghị UBND huyện Trảng Bom khẩn trương xử lý và “đề nghị dân trực tiếp với UBND huyện Trảng Bom để được giải quyết”.
Thế nhưng đến 6 tháng sau, Thanh Tra tỉnh nhận đơn của dân khiếu kiện và có văn bản 536/TT-VP ngày 26/3/2020 gửi UBND huyện Trảng Bom “xem xét giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo cho Thanh tra”. Ngay sau đó, Bà Lương Thị Lan - Phó chủ tịch UBND huyện Trảng Bom đã gửi văn bản “khẩn” số 3785/UBND-TCD ngày 30/3/2020 cho Chánh Thanh tra huyện, Trưởng Phòng TN&MT, Trưởng Phòng Kinh tế, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh huyện Trảng Bom và Chủ tịch UBND xã Bàu Hàm với nội dung giao Trưởng Phòng TN&MT chủ trì phối hợp xem xét để tham mưu cho UBND huyện xử lý, giải quyết và trả lời cho bà con.
Thế nhưng, theo ông Nguyễn Văn Nhanh, cho đến nay ngoài quyết định phạt hành chính và buộc tháo gỡ trại quán tiền chế mà ông làm năm trước trên đất bán ngập do Chủ tịch UBND tỉnh ký, thì dân chưa nhận được phản hồi nào từ UBND các cấp về các vấn đề khiếu kiện.

Biến đất màu mỡ thành… hoang phế

 Theo người dân tại đây, hồ ngập nước từ tháng 8, sẽ cạn nhanh chóng sau tháng 12, vì vậy từ tháng 2 đến tháng 6 nắng khô cằn nước thì hồ Suối Đầm lại không có nước để tưới. Hệ thống kênh mương nội đồng không có để dẫn nước tưới cánh đồng số 3 xã Sông Thao bên dưới nên chức năng tưới tiêu từ lâu đã không còn tác dụng. Hệ thống van xả tưới cũng bị gỉ sét hư và tháo bỏ từ lâu. Mương dẫn nước xuống đồng thì cây cối um tùm, vì vậy nông dân đã khoan giếng để tưới thay cho trông chờ vào nước của hồ Suối Đầm.

Người dân địa phương nhiều lần kiến nghị khơi thông dòng chảy, nên bỏ đập, giao đất lại cho nông dân canh tác, nhưng vẫn chưa được chính quyền đáp ứng.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?