Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên tới thế hệ trẻ Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vừa qua, dự án Trạm Zừng Tâm của nhóm sinh viên trẻ nhiệt huyết với bảo vệ môi trường đã thành công thu hút hơn 1.000.000 lượt quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội, khuyến khích nhiều bạn trẻ có mong muốn tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm Rừng Già tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.
“Trạm Zừng Tâm" - Dự án quảng bá du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cúc Phương kết hợp chữa lành tâm hồn.
“Trạm Zừng Tâm" - Dự án quảng bá du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cúc Phương kết hợp chữa lành tâm hồn.

Trạm Zừng Tâm là dự án truyền thông sáng tạo của nhóm các bạn trẻ nhiệt huyết và lý tưởng với bảo tồn thiên nhiên và sinh thái. Với mục đích nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và lan tỏa ý thức tới cộng đồng người trẻ, nhóm sinh viên đã liên hệ và hợp tác cùng Vườn Quốc gia Cúc Phương, thành công tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn trên các nền tảng mạng xã hội.

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên tới thế hệ trẻ Việt Nam ảnh 1

“Trạm Zừng Tâm" - Dự án quảng bá du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cúc Phương kết hợp chữa lành tâm hồn.

Với nội dung chất lượng và nhân văn, Trạm Zừng Tâm đã thu hút hơn 200.000 lượt tiếp cận tới các nền tảng mạng xã hội của dự án. Đặc biệt, trong khuôn khổ cuộc thi “Zừng Tâm Giữa Đại Ngàn” quảng bá về thiên nhiên Cúc Phương, dự án đã thu hút hàng trăm bài dự thi, chủ yếu đến từ các bạn trẻ bày tỏ sự bất ngờ và hứng thú khi lần đầu tìm hiểu và được trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên tới thế hệ trẻ Việt Nam ảnh 2

Cuộc thi “Zừng Tâm Giữa Đại Ngàn” thu hút hơn 200 bài thi gửi về chương trình.

Nhiều bài đăng giàu cảm xúc với những câu chuyện chân thật tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, đã lan tỏa tới cộng đồng người trẻ rộng rãi và góp phần truyền bá thông điệp xanh của Trạm Zừng Tâm thêm phần sâu sắc hơn.

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên tới thế hệ trẻ Việt Nam ảnh 3

Hà Phương cùng đại gia đình trở về ngôi nhà thứ hai ngoài Sài Gòn.

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên tới thế hệ trẻ Việt Nam ảnh 4

Hoàng Mai với câu chuyện về những áp lực quay cuồng của cô sinh viên năm 2.

Không chỉ đẩy mạnh công tác truyền thông trên các nền tảng số, dự án Trạm Zừng Tâm cũng có cơ hội hợp tác với nhiều điểm Trường và Học viện tại Việt Nam để đi tuyên truyền và đặt các Bàn trực lan tỏa tới sinh viên. Được hợp tác với nhiều đơn vị giáo dục uy tín như: Trường Đại học Ngoại thương CSI, Trường Đại học Ngoại thương CSII, Học viện Ngoại giao, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, …, dự án Trạm Zừng Tâm đã thành công khơi gợi sự hứng thú từ cộng đồng sinh viên và đem lại nhiều hiệu quả tích cực.

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên tới thế hệ trẻ Việt Nam ảnh 5

Dự án Trạm Zừng Tâm giao lưu với sinh viên tại nhiều điểm Trường và Học viện.

Sau cùng, nhóm sinh viên đã hợp tác cùng Ban Lãnh đạo Vườn Quốc gia Cúc Phương để nghiên cứu và cho ra mắt Buổi Trải Nghiệm “Tắm Rừng” Giữa Đại Ngàn. Lấy cảm hứng từ khái niệm “Tắm Rừng” của Nhật Bản, chương trình Trải Nghiệm hướng tới sự an yên và “chữa lành” cho người trẻ khỏi những áp lực cuộc sống, thông qua các phương thức như: thiền định giữa rừng và đi bộ chánh niệm.

Buổi Trải Nghiệm diễn ra trọn vẹn với nhiều phản hồi tích cực từ phía du khách tham gia. Nhà văn Dương Hạnh chia sẻ những trải nghiệm giàu cảm xúc của bản thân khi lần đầu được về với Rừng: “Mình cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên, hít thở không khí trong lành và khám phá những điều mới lạ, thú vị vô cùng. Các cán bộ, các chú giúp cho mình có thêm nhiều kiến thức về rừng, về các loại động, thực vật và giúp cho mình có thêm tình yêu với thiên nhiên.”

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên tới thế hệ trẻ Việt Nam ảnh 6

Các du khách được lắng nghe những chia sẻ chân thật về Vườn Quốc gia Cúc Phương và nghề Kiểm lâm.

KOL Dương Thị Hà Vi, cũng chia sẻ trên Instagram với hơn 22.000 lượt follow sự xúc động của mình sau chuyến đi: “Thật sự là rất lâu rồi mình mới có thể lắng nghe âm thanh của nhiều sự bình yên xuất hiện cùng một lúc như vậy. Khoảnh khắc được ngồi thiền, sống chậm lại, bỏ hết mọi deadline công việc, áp lực cuộc sống, mình có cơ hội được lắng nghe trái tim, được nhìn lại một hành trình dài vừa đi qua. Mình thấy yên bình và nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.”

Dự án Trạm Zừng Tâm lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên tới thế hệ trẻ Việt Nam ảnh 7

KOL Dương Thị Hà Vi với tinh thần bảo tồn rừng mãnh liệt hơn hết sau chuyến trải nghiệm.

Dự án Trạm Zừng Tâm, trong hơn 2 tháng hoạt động, đã đem lại nhiều tín hiệu tích cực trong công tác tuyên truyền và lan tỏa nhận thức về bảo tồn thiên nhiên đến với cộng đồng người trẻ. Với nhiều hoài bão và ước mơ của nhóm sinh viên, cùng sự hỗ trợ nhiệt tình từ Ban Lãnh đạo Vườn Quốc gia Cúc Phương, dự án hứa hẹn sẽ đem tới nhiều hoạt động ý nghĩa hơn nữa, nhằm lan tỏa tinh thần yêu thiên nhiên và xanh hóa nhận thức của Gen Z với môi trường và nền sinh thái xung quanh.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.