Theo Daily Mail, các nhà khoa học đã phát hiện thấy nước dạng lỏng bên dưới bề mặt sao Hoả. Nước chỉ xuất hiện vào ban đêm và bốc hơi khi mặt trời mọc.
Trong nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa ExoMars vào năm 2018, ESA dự định sẽ triển khai một thiết bị có tên Habitat có khả năng sử dụng muối để rút khoảng 5 ml nước/ngày trên sao Hỏa.
Mô phỏng thiết bị thám hiểm sao Hoả trong dự án Exo Mars.
ExoMars là dự án hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga. Mỗi thiết bị nhỏ có thể sản xuất và tái chế khoảng 50 lít nước mỗi năm.
Người đưa ra sáng kiến về Habitat là giáo sư Javier Martin-Torres thuộc Đại học công nghệ Luleå ở Kiruna (Thụy Điển). Ông Javier cho rằng dự án này hoàn toàn có thể được mở rộng, đủ cung cấp nước cho các phi hành gia tương lai trên sao Hỏa,
"Quá trình xử lý và phân tách tự nhiên là chìa khóa để chiết xuất nước tinh khiết trong tương lai", Javier nói. "HABIT không cần thêm năng lượng để hoạt động, và muối khô thu được lại tái sử dụng cho vòng thu nước tiếp theo".
“Chúng tôi sẽ sản xuất nước trên sao Hỏa và cung cấp cho các phi hành gia trong các nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa trong tương lai”, ông Javier khẳng định. Theo kế hoạch, nhiệm vụ thám hiểm sao Hỏa ExoMars sẽ bắt đầu vào tháng 5/2018.
Đến năm 2019, ESA sẽ đưa lên hành tinh đỏ một robot tự hành được trang bị mũi khoan, có thể khoan sâu 2 m dưới bề mặt hành tinh này. Dự án này nếu thành công sẽ đóng vai trò quan trọng trước khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa người lên sao Hoả vào năm 2030.
Đăng Nguyễn