Du học sinh Trung Quốc ngày càng trẻ hóa

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Ngày càng có nhiều phụ huynh Trung Quốc gửi con đi du học từ khi còn rất nhỏ, buộc chính phủ Trung Quốc phải lên kế hoạch trì hoãn thực trạng này.

Du học sinh Trung Quốc ngày càng trẻ hóa

Hơn 700.000 công dân Trung Quốc đã đi du học vào năm 2019, tăng hơn 6% so với năm trước, theo dữ liệu mới nhất từ ​​Bộ Giáo dục nước này. Vào năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19, số lượng học sinh trung học tham gia các khóa học và kỳ thi chuẩn bị đi du học vẫn gia tăng.

Trong một báo cáo được công bố vào tháng trước bởi Koolearn, một nền tảng giáo dục trực tuyến, khoảng 20% ​​những thí sinh tham gia các kỳ thi tuyển du học năm ngoái là học sinh từ lớp 12 trở xuống.

Tại một hội nghị quốc gia vào tháng 1, Bộ Giáo dục Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng "một cơ chế để không khuyến khích trẻ vị thành niên đi du học".

Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc bày tỏ lo ngại về xu hướng học sinh, sinh viên Trung Quốc đi du học. Vào năm 2016, Bộ Giáo dục Trung Quốc tuyên bố không khuyến khích việc đưa trẻ vị thành niên ra nước ngoài vì tin rằng ở độ tuổi này các em còn quá nhỏ để sống tự lập.

Sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải, Mingming (12 tuổi) đã theo học trường quốc tế từ năm lớp 1, cha mẹ cậu ưu tiên chọn chương trình Tú tài quốc tế đthay vì chương trình học chính thức ở Trung Quốc.

Sau khi hoàn thiện thủ tục, Mingming dự kiến sẽ tới Mỹ để nhập học một trường nội trú ở Washington vào cuối năm nay.

Ở Trung Quốc, học sinh phải hoàn thành 9 năm giáo dục bắt buộc, sau đó tham gia kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông, trước khi bước vào kỳ thi đại học khắc nghiệt.

Thay vì để con phải đối mặt với kỳ thi trung học phổ thông, cha mẹ Mingming muốn con tới học ở Mỹ để giảm bớt áp lực tâm lý.

Ở các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải, chưa tới 60% học sinh trung học cơ sở được nhận vào một trường trung học phổ thông công lập.

"Nền giáo dục Trung Quốc không hề tệ, nhưng với nhiều trẻ nhỏ thì lại quá khó", bà Dong Hong - mẹ của Mingming, cho biết. “Tôi biết rằng mọi con đường đều dẫn đến thành Rome. Nhưng tôi hy vọng con đường con trai mình đi không quá hẹp”.

Áp lực học tập chỉ là một trong những lý do khiến phụ huynh Trung Quốc đưa ra quyết định cho con đi học ở nước ngoài.

Nhiều bậc cha mẹ muốn con cái của họ có cơ hội phát triển sở thích cá nhân ngoài việc học tập tốt, nhưng lại không đặt niềm tin vào hệ thống giáo dục cứng nhắc trong nước.

Bà Jia Jia, có con trai đang đi du học ở Australia, cho biết đã phải gửi con đi nước ngoài khi mới lớp 7. Trước đó, gia đình bà Jia lên kế hoạch cho con đi du học khi đã trưởng thành.

Tuy nhiên, chứng kiến cảnh con trai không có cả thời gian tập thể dục đã khiến gia đình bà Jia đẩy nhanh ý định đi du học.

"Con trai tôi từng rất thích bơi lội và đá bóng, thế nhưng sau này nó phải bỏ hết vì không có thời gian làm bài tập", bà Jia nói. "Nhìn điểm số và thứ hạng trên lớp của nó, gia đình tôi sợ rằng con mình sẽ không vượt qua được kỳ tuyển sinh cấp ba".

Theo nhà nghiên cứu Chu Zhaohui từ Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia, một yếu tố khác góp phần vào xu hướng "trẻ hóa" du học là do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc. Các bậc phụ huynh tin rằng con cái họ với bằng cấp nước ngoài sẽ dễ xin việc hơn khi quay trở về.

Khi đại dịch bùng phát, nhiều gia đình Trung Quốc tá hỏa vận động chính phủ tổ chức thêm nhiều chuyến bay giải cứu con em mình.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng tác động của đại dịch đối với việc du học của thanh, thiếu niên Trung Quốc sẽ chỉ là tạm thời. "Họ có thể gặp khó khăn về vấn đề đi lại, nhưng điều này sẽ là ngắn hạn, không quá 3 năm", ông Chu nhận định.

Ông Chu tin rằng chính phủ cần khuyến khích các nhà tuyển dụng sử dụng nhân tài trong nước thay vì ưu tiên sinh viên tốt nghiệp trở về từ nước ngoài nếu muốn đảo ngược thực trạng "trẻ hóa" du học.

“Cuối cùng, đó vẫn là quyết định của riêng gia đình dựa trên tất cả những ưu và khuyết điểm. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng có thể có một chính sách cụ thể ngay lập tức ngăn cản họ cho con cái tiếp cận nền giáo dục nước ngoài”, ông Chu nói.

Xiong Bingqi, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết không có cách nào ngay lập tức để ngăn các gia đình gửi con ra nước ngoài, nhưng Trung Quốc nên xem xét cải cách hệ thống giáo dục của mình.

Để khuyến khích các bậc cha mẹ cho con cái học trong nước, chính phủ cần thúc đẩy một nền giáo dục cá nhân hóa hơn và thay đổi cách đánh giá học sinh, theo ông Xiong.

Ông Xiong cũng nêu ra một lý do khác khiến trẻ em Trung Quốc khó tiếp cận nền giáo dục trong nước đó là hệ thống đăng ký hộ khẩu khắt khe.

“Một số trẻ em không có hộ khẩu trong thành phố mà chúng sống và học tập, vì vậy chúng không được phép tham gia kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông hoặc kỳ thi tuyển sinh đại học, do đó chúng phải ra nước ngoài", ông Xiong chỉ ra. "Vì chính phủ cấm chúng học tập ở thành phố của mình, tại sao chúng không thử đến một đất nước khác?".

Theo SCMP
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.