Du lịch thiền: Tìm sự cân bằng và tĩnh tại

Ngoài các loại hình du lịch phổ thông như khám phá, nghỉ dưỡng… thì du lịch thiền (Zen tourism) đang là loại hình rất được ưa chuộng tại các nước phát triển và đang mới hình thành ở Việt Nam cũng như một số quốc gia Đông - Nam Á khác.
Du lịch thiền: Tìm sự cân bằng và tĩnh tại

Thiền là một tông phái thuộc Phật giáo Đại Thừa, khởi nguyên từ một phương pháp tu tập của Ấn Độ giáo và được Phật tổ Thích Ca Mâu Ni sử dụng như một cách thức tư duy để chứng nghiệm chân lý. Khi được truyền sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, Thiền tông nhanh chóng được nhiều người theo và đã trở thành một lối tư duy, một triết lý sống có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội. Hiện nay, giá trị của triết lý sống thiền đã được các nhà tâm - sinh lý học hiện đại chứng minh là phương pháp giúp con người rèn luyện nội tâm, làm chủ các cảm xúc, thư giãn, có thể điều chỉnh dòng ý thức, tập trung tư tưởng vào công việc đang làm và từ đó có thái độ tốt đẹp hơn với với cuộc sống, với thiên nhiên và với con người.

Du lịch thiền: Tìm sự cân bằng và tĩnh tại - anh 1

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Nhìn thấy những khía cạnh tốt đẹp của hình thức này, một số nhà làm du lịch đã tổ chức các chương trình du lịch khai thác các giá trị tốt đẹp của thiền. Họ gọi các chương trình kiểu này bằng rất nhiều tên gọi khác nhau như Zen tour (tour thiền), Spiritual tour (tour tâm linh), từ đó xu hướng “lưu trú ở đền chùa” (temple stay) được phát triển. Nội dung của các chương trình này là tổ chức cho khách tham quan các thiền viện, các công trình kiến trúc thiền, tham gia cuộc sống, sinh hoạt giống như các thiền sư, thưởng thức, chiêm ngưỡng, cảm nhận những nét đặc sắc của các loại hình nghệ thuật thiền như cắm hoa, trà đạo, ngắm hoa, ẩm thực, họa thiền... Khách du lịch trong suốt thời gian tham gia chương trình sẽ hoàn toàn tách ra khỏi cuộc sống căng thẳng thường ngày. Không chỉ cân bằng lại đời sống tinh thần, tham gia chương trình này khách còn có dịp mở rộng tầm nhìn về khía cạnh văn hóa của nước sở tại.

Từ hơn mười năm nay, hình thức du lịch thiền đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia có truyền thống Phật giáo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái-lan. Ở Việt Nam, mấy năm gần đây loại hình du lịch này cũng bắt đầu được chú ý và được xem là có tiềm năng để thu hút khách quốc tế mặc dù giá còn khá cao. Là nước có bề dày văn hóa Phật giáo lâu đời, hiện nay nhiều du khách Việt Nam, đặc biệt là cư dân của các thành phố lớn luôn có nhu cầu tham gia vào các hoạt động du lịch mang tính thiền.

Du lịch thiền: Tìm sự cân bằng và tĩnh tại - anh 2

Trúc Lâm Yên Tử

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 120 thiền viện, trong đó có những cái tên đã khá quen thuộc trong các chương trình du lịch như chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Hương, Trấn Quốc (Hà Nội), Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Bái Đính (Ninh Bình), Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh), Từ Đàm, Thiên Mụ, Từ Hiếu (Thừa Thiên - Huế)… rất phù hợp để xây dựng những chương trình Zen tour. Theo các công ty lữ hành, nếu được đầu tư và khai thác đúng hướng sẽ mang lại kết quả tích cực bởi không chỉ góp phần làm phong phú thêm các loại hình sản phẩm du lịch mà còn là cách để bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản văn hóa truyền thống có liên quan Phật giáo.

>>> Xem thêm:

- Songkran: Tết té nước xứ chùa vàng

- Kinh nghiệm chọn vali khi đi du lịch

- Những điểm đến đẹp nhất thế giới vào mùa xuân

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).