Dự trữ tiền tệ toàn cầu sụt giảm với tốc độ kỷ lục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã can thiệp để hỗ trợ tiền tệ trong nước khi đồng đô la Mỹ tăng vọt.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dự trữ ngoại tệ toàn cầu đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử, khi các ngân hàng trung ương từ Ấn Độ cho đến Cộng hòa Séc phải can thiệp để hỗ trợ đồng nội tệ.

Theo số liệu của Bloomberg, dự trữ tiền tệ toàn cầu đã giảm khoảng 1.000 tỷ USD, tương đương 7,8%, trong năm nay, xuống còn 12.000 tỷ USD. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2003.

Dự trữ ngoại tệ của Thái Lan tính đến ngày 23/9 là 83,5 tỷ USD, giảm gần 18% so với mốc 223,3 tỷ USD vào ngày 7/1 năm nay. Theo Ngân hàng Trung ương Thái Lan, dự trữ quốc tế ròng của nước này là 231,5 tỷ USD, giảm xuống so với mức 277,3 tỷ USD hồi tháng 1.

Theo lý giải của Ngân hàng Trung ương Thái Lan và các chuyên gia, một nguyên nhân sụt giảm dự trữ trên đơn giản là do thay đổi định giá. Khi đồng đô la Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ so với các đồng tiền dự trữ khác, như đồng euro và đồng yên, nó đã làm giảm giá trị của việc nắm giữ các đồng tiền kể trên.

Tuy nhiên, tình trạng kho dự trữ ngày càng cạn kiệt cũng phản ánh căng thẳng trên thị trường tiền tệ, buộc ngày càng nhiều ngân hàng trung ương phải tham gia cuộc chiến chống sụt giá.

Ví dụ, dự trữ của Ấn Độ đã giảm 96 tỷ USD trong năm nay xuống còn 538 tỷ USD. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho biết những thay đổi về định giá tài sản chiếm 67% tỷ lệ suy giảm dự trữ trong tài khóa này, đồng thời ngụ ý phần còn lại bắt nguồn từ động thái can thiệp để hỗ trợ nội tệ. Đồng rupee đã mất giá khoảng 9% so với đồng USD trong năm nay và xuống mức thấp kỷ lục vào tháng trước.

Trong khi đó, Nhật Bản đã chi khoảng 20 tỷ USD trong tháng 9 để làm chậm đà trượt giá của đồng yên trong lần can thiệp đầu tiên để hỗ trợ đồng nội tệ này kể từ năm 1998. Động thái trên sẽ khiến nguồn dự trữ ngoại hối sụt giảm 19% trong năm nay. Cuộc can thiệp tiền tệ ở Cộng hòa Séc cũng đã khiến dự trữ ngoại hối giảm 19% kể từ tháng 2.

Ông Axel Merk, Giám đốc đầu tư tại Merk Investments, nhận định: “Tình trạng trên là một phần của những dấu hiệu cho thấy một điều nguy hiểm đang đến gần”.

Mặc dù mức độ suy giảm trên là bất thường, nhưng thực trạng sử dụng kho dự trữ ngoại hối để bảo vệ tiền tệ trong nước không phải là điều gì mới. Các ngân hàng trung ương mua USD và tích trữ kho dự trữ để làm chậm lại đà tăng giá tiền tệ khi dòng vốn nước ngoài tràn vào. Trong những thời điểm tồi tệ, họ sẽ sử dụng nguồn dự trữ để làm dịu bớt cú sốc tháo chạy vốn.

Hầu hết các ngân hàng trung ương vẫn còn đủ sức mạnh để tiếp tục các hoạt động can thiệp, nếu họ muốn. Dự trữ ngoại hối của Ấn Độ vẫn cao hơn 49% so với mức năm 2017, và đủ để thanh toán hàng nhập khẩu trong 9 tháng. Nhưng đối với một số quốc gia khác, họ đang nhanh chóng cạn kiệt ngoại tệ. Sau khi giảm 42% trong năm nay, lượng dự trữ ngoại tệ trị giá 14 tỷ USD của Pakistan không đủ để trang trải cho 3 tháng nhập khẩu.

Ngày 5/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo sẽ giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc đối với các tổ chức tài chính, động thái được cho là nhằm chặn đà mất giá mới đây của đồng nhân dân tệ (NDT).

Động thái điều chỉnh mới nhất này diễn ra sau khi đồng NDT mới đây đã giảm giá về mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua so với đồng USD. Từ đầu năm cho tới nay, đồng NDT đã giảm 8% giá trị so với đồng bạc xanh, như hệ quả của việc đồng USD mạnh lên trên thị trường toàn cầu và mối quan ngại về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Do đó, việc Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ ngoại hối không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.