Đưa AI vào dịch vụ công

(Ngày Nay) - Tại Vương quốc Anh, hàng trăm nhân viên bưu điện vô tội đã được minh oan sau khi phát hiện một hệ thống máy tính lỗi thời là thủ phạm thực sự đằng sau những cáo buộc gian lận.
AI mang đến cả cơ hội và thách thức lớn. Ảnh: Shutterstock
AI mang đến cả cơ hội và thách thức lớn. Ảnh: Shutterstock

Vụ bê bối tại Vương quốc Anh cho thấy hệ thống công hoạt động hiện nay được tạo ra và vận hành bởi con người. Ngay cả một hệ thống kế toán đơn giản cũng có thể gây ra sai sót thì việc áp dụng AI vào các lĩnh vực quan trọng hơn đòi hỏi chúng ta phải hết sức thận trọng. Làm thế nào để sẵn sàng ứng dụng AI trong dịch vụ công?

Chỉ số sẵn sàng cho AI

Tại Oxford Insights, một nhóm nghiên cứu đã cân nhắc câu hỏi này trong 6 năm qua thông qua Chỉ số sẵn sàng cho AI hàng năm của chính phủ. Chỉ số này đã được đo lường nhiều lần, nhưng tất cả đều tìm cách trả lời cùng một câu hỏi cốt lõi: Một quốc gia cần chuẩn bị tốt như thế nào để sử dụng AI trong việc phục vụ người dân?

Phương pháp tiếp cận của nhóm nghiên cứu sử dụng khuôn khổ gồm 3 trụ cột: chính phủ; khu vực công nghệ; dữ liệu và cơ sở hạ tầng để đánh giá mức độ sẵn sàng của AI trong khu vực công.

Họ sử dụng 39 chỉ số, từ việc một quốc gia có công bố chiến lược AI quốc gia hay không đến số lượng bài báo nghiên cứu về AI mà các nhà nghiên cứu của quốc gia đó đã công bố trong năm qua, cả tỷ lệ hộ gia đình truy cập Internet tại nhà…

Một chính phủ sẵn sàng ứng dụng AI không chỉ cần có tầm nhìn chiến lược về cách phát triển và quản lý AI có đạo đức mà còn cần có năng lực số hóa nội bộ mạnh mẽ và khả năng thích ứng trước các công nghệ mới. Nhóm nghiên cứu đã cố gắng phản ánh tất cả những ý tưởng này vào chỉ số, sau đó được chuẩn hóa và tính trung bình theo cột. Tất cả quá trình tính toán số liệu này được chấm diểm số cho từng quốc gia trên thang điểm 100, trong đó 100 là mức sản sàng ứng dụng Al cao nhất mà một quốc gia có thể đạt được.

Cơ hội và thách thức

Năm nay, tổ chức nghiên cứu Oxford Insights đã cho ra mắt một công cụ mới có tên “Tự đánh giá về độ sẵn sàng cho AI”. Công cụ này được thiết kế để giúp các chính phủ tự đánh giá mức độ sẵn sàng của mình trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách an toàn và đáng tin cậy trong các dịch vụ công cộng.

Nhóm nghiên cứu rất kỳ vọng vào Đài quan sát đạo đức và quản trị AI toàn cầu của UNESCO. Dự án này đang xây dựng một công cụ đánh giá rất hữu ích, giúp so sánh mức độ sẵn sàng ứng dụng AI của các quốc gia trên toàn thế giới. Công cụ này không chỉ xem xét các quốc gia có kế hoạch về AI hay không mà còn đánh giá mức độ toàn diện và sự đa dạng của kế hoạch đó. Chẳng hạn như kế hoạch có bao gồm cả những yếu tố như bảo vệ quyền con người và sự tham gia của nhiều nhóm xã hội khác nhau hay không. Việc tập hợp tất cả những thông tin này lại sẽ giúp có cái nhìn rõ hơn về tình hình ứng dụng AI của các nước, từ đó hợp tác với nhau để cùng phát triển.

AI mang đến cả cơ hội và thách thức lớn cho mọi lĩnh vực. Để tận dụng tối đa lợi ích của AI và giảm thiểu rủi ro, các quốc gia cần có phương án và kế hoạch cụ thể. Các công cụ đánh giá như Chỉ số sẵn sàng cho AI sẽ giúp các chính phủ đo lường được mức độ sẵn sàng của quốc gia và xác định những điểm cần cải thiện. Nhờ đó, các nước có thể xây dựng các chiến lược phù hợp và cùng nhau hợp tác để ứng dụng AI một cách hiệu quả và an toàn.

Điểm số mà một quốc gia đạt được qua các cuộc đánh giá này giống như một tấm bản đồ chỉ đường, giúp chính phủ đó hiểu rõ hơn về vị trí của mình trên con đường ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Nhờ tấm bản đồ này, các chính phủ có thể theo dõi sự tiến bộ của mình theo thời gian, so sánh với các nước khác, và từ đó xác định được những điểm mạnh, điểm yếu để cải thiện. Việc so sánh giữa các nước không phải là một cuộc đua tranh, mà là một cơ hội để các nước cùng nhau học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, bởi vì trí tuệ nhân tạo đặt ra những thách thức chung cho toàn cầu.

Theo UNESCO
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.