Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách

Muốn thu phục HS, GV phải thực sự công tâm và dành thời gian để lắng nghe, chia sẻ, nhất là đối với những HS có biểu hiện đặc biệt. Nhiều GV đã tâm sự với chúng tôi như vậy khi nói về nghề dạy học. 
Ngay từ bậc mầm non, tiểu học, các trường học đã chú trọng rèn luyện cho HS nếp sống văn hóa và các giá trị nhân văn.
Ngay từ bậc mầm non, tiểu học, các trường học đã chú trọng rèn luyện cho HS nếp sống văn hóa và các giá trị nhân văn.

Chạm vào trái tim mỗi HS

Ở khu hiệu bộ của Trường THCS Lê Độ (Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng), tấm biển ghi 20 điều giáo viên cần thấu hiểu được BGH nhà trường bố trí cho treo ở nhiều nơi: Phòng họp hội đồng, phòng tiếp phụ huynh… Chỉ cần thấu hiểu được 20 điều căn cốt này, GV có thể trở thành một nhà giáo chuẩn mực, được HS và phụ huynh quý trọng. 

Chẳng hạn: “Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên” hoặc “Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm”… Thầy Lê Quốc Hùng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Đây là những điều mà thầy sưu tầm được và thấy rất đúng với nghề giáo - hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng.

Gần như các CBQL và cả GV khi được hỏi về công tác giáo dục đạo đức cho HS trong trường học đều cho rằng: Hiệu quả nhất vẫn là giải pháp nêu gương để thế hệ trẻ noi theo, tin tưởng, không hoài nghi, bất tín. “Nếu không nêu gương thực sự, mọi phương pháp giáo dục, giải pháp đối với thế hệ trẻ sẽ không hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Thời gian qua, chúng ta đã ý thức sâu sắc, cố gắng rất nhiều trong việc tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt và tạo được những hiệu ứng tốt đẹp như các chương trình thiện nguyện, nghĩa cử hiến tạng…

Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS trong nhà trường không phải chỉ bằng những lời rao giảng như các em phải sống thật thà, trung thực, phải biết bảo vệ của công… mà còn ở cách ứng xử, giao tiếp, những lời nói của GV đối với HS và phụ huynh… hay nói cách khác là “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”, thầy Hùng nhắn nhủ.

Thầy Nguyễn Đình Hòa – GV Ngữ văn Trường THPT Trần Phú (TP Đà Nẵng) chia sẻ: Trong quá trình dạy học, thầy thường tổ chức cho HS đến các nhà mở, trung tâm khuyết tật để thăm và giúp đỡ trẻ bị thiệt thòi; như là một cách để giáo dục cho HS biết đồng cảm, sẻ chia với những cảnh ngộ xung quanh mình.

“Mình nghĩ các em đều là con cưng của gia đình, chưa hề chịu khổ, nhưng HS của mình đã giúp đỡ các em nhỏ rất nhiệt tình. Có lần, hai em là HS chưa chăm, chưa ngoan của lớp tự nhiên bỏ đi đâu không rõ, mình nghĩ là em trốn đi chơi. Nhưng một lúc sau cả hai quay lại với túi bánh kẹo để tặng các em nhỏ. Mình rất xúc động và đã chia sẻ cảm xúc này cho cả lớp được biết” – thầy Hòa kể.  

Cần sự bền bỉ, lâu dài

Trong môn Giáo dục công dân và các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ…, các trường học từ mầm non đến tiểu học, THCS cũng như THPT đều lồng ghép để thầy cô nói về an toàn giao thông, lối sống văn minh. Nhưng ở đâu đó vẫn có chuyện HS đánh nhau, các em đi xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi, nói tục chửi thề… 

Thầy cô đều cho rằng do môi trường sống, phim ảnh ảnh hưởng đến các em. Có thể khi về nhà các em ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ, nhưng khi ra đường, đi với bạn bè lại mang một hình ảnh khác, thậm chí có những câu nói, hành xử không mấy thiện cảm. Rõ ràng, môi trường xã hội có tác động mạnh mẽ đến môi trường học đường ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. 

Ông Nguyễn Hoàng Long - nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng: Nói đến mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường - gia đình - xã hội cần phải định hướng “gắn” như thế nào. Ông Long phân tích: “Sẽ như thế nào khi nhà trường chỉ con đường A, về gia đình chỉ con đường B, xã hội thì đi con đường C? Mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội là mối quan hệ biện chứng, mỗi bên cần phải thấy vai trò của mình và đừng đổ lỗi cho nhau”.

Ông Ngô Ngọc Hoàng Vương – Trưởng Phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở GD&ĐT Đà Nẵng trao đổi: Văn hóa ứng xử, giao tiếp học đường phải được triển khai trong suốt quá trình. “Kết quả phổ biến, giáo dục, thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng không thể “làm xong”, “làm dứt điểm” và được thẩm định trong một thời gian ấn định một tháng, một năm. 

Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng tác động nhiều chiều đến đội ngũ cán bộ, GV, HSSV thời gian qua, ngành GD-ĐT Đà Nẵng đã chỉ đạo triển khai văn hóa ứng xử với mạng xã hội trong trường học gắn với những kỹ năng cần thiết để sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh. Trên cơ sở chương trình ở từng cấp học, trong từng môn học, từng bài học, mỗi thầy cô giáo đã ý thức hơn việc chú trọng các yếu tố văn hóa, văn minh để định hướng các khái niệm, các giá trị, từ đó bồi đắp nhận thức, thái độ… rèn luyện những hành vi tự giác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa một cách liên tục, bền vững cho cả người dạy và người học.
Theo GD&TĐ
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.