FBI, Cục Điều tra Liên bang (Federal Bureau of Investigation), hiện nay chính là cơ quan có quyền lực tối cao tại Mỹ. Trong lịch sử hơn 100 năm của mình, FBI đã là trung tâm của hàng trăm vụ án đình đám, một số thành công, một số vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn. Và giờ đây, khi chủ nghĩa khủng bố đã lên đến một cao trào mới, FBI đang trở nên phức tạp và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Phù hiệu FBI |
FBI – Trợ thủ đắc lực của nước Mỹ
FBI là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp Mỹ có nhiệm vụ thực hiện điều tra tội phạm ở cấp độ liên bang và tình báo nội địa. FBI có quyền hạn điều tra về các vi phạm trong hơn 200 danh mục về tội ác liên bang.
Khi tình hình kinh tế chính trị, những cuộc xung đột bên ngoài cũng như bên trong Mỹ đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, rõ ràng nước Mỹ cần đến 1 cánh tay đắc lực như FBI để có thể tự bảo vệ mình - và sẵn sàng can thiệp khi cần thiết.
FBI - Trợ thủ đắc lực của nước Mỹ |
Bốn nhiệm vụ chính của FBI là (1) Ngăn chặn khủng bố, (2) Điều tra và ngăn chặn những vụ tội phạm có tổ chức, (3) Điều tra và ngăn chặn những vụ tội phạm mạng, (4) Điều tra và ngăn chặn những vụ tội phạm dân sự.
Phương châm hoạt động của tổ chức này: Fidelity, Bravery and Integrity - Trung thành, Can đảm và Chính trực.
Trên website www.fbi.gov chính thức của Cục tuyên bố: “Nhiệm vụ của FBI là để duy trì pháp luật thông qua việc điều tra các hành vi vi phạm pháp luật Liên bang, nhằm mục đích bảo vệ Mỹ khỏi các hoạt động tình báo và khủng bố từ nước ngoài, để hỗ trợ cho người lãnh đạo nước Mỹ và hỗ trợ thực thi pháp luật Liên bang, tiểu bang, các địa phương và các cơ quan quốc tế, và để thực hiện trách nhiệm của mình với quần chúng, và cuối cùng, để thể hiện lòng trung thành với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ".
Cấu trúc của FBI
FBI là một phần của Bộ Tư pháp Mỹ, đúng đầu là Tổng Chưởng lý Mỹ, và dưới thẩm quyền của cơ quan này, FBI sẽ là cánh tay cho việc điều tra và thực thi pháp luật Liên bang. Tuy nhiên, Tổng Chưởng lý sẽ không có quyền trực tiếp kiểm soát FBI, đó là công việc của Tổng thanh tra.
Sơ đồ cấu trúc FBI |
Trước năm 2002, quyền hạn của một viên tổng thanh tra là rất hạn chế, tuy nhiên, sau một số vụ bê bối vào năm 2001, mà đỉnh điểm là việc phát hiện ra một nhân viên FBI đã bán những bí mật quốc gia của Mỹ cho Liên Xô trong suốt 15 năm trời, Quốc hội Mỹ đã thông qua việc mở rộng quyền lực cho viên tổng thanh tra này.
Vị trí tổng giám đốc FBI sẽ được bổ nhiệm bởi tổng thống Mỹ, và một nhiệm kỳ của chiếc ghế này sẽ kéo dài trong 10 năm. Giám đốc hiện nay là James Comey, bên dưới ông sẽ là một vài vị trí phó giám đốc, trợ lý giám đốc đảm nhiệm việc điều hành 11 đơn vị của FBI.
Tổng giám đốc FBI James Comey (trái) phát biểu bên cạnhTổng thống Barack Obama |
Trụ sở chính của FBI hiện tại nằm ở Tòa nhà J.Edgar Hoover - Washington DC. Tổ chức này cũng có văn phòng đặt tại nhiều thành phố lớn - với con số lên đến 56 văn phòng đại diện. Ngoài ra, FBI cũng có hơn 400 cơ quan thường trú tại các thành phố nhỏ và một số khu vực khác - những vùng "nhạy cảm" đòi hỏi sự có mặt của họ.
Tòa nhà J.Edgar Hoover, Washington DC - Trụ sở của FBI |
Nguồn tiền chính của FBI được trích ra từ nguồn tiền rót vào phía bộ tư pháp. Theo báo cáo chính thức thì số tiền mà FBI đã tiêu tốn của chính phủ trong 2 năm 2010 và 2011 lần lượt là 7,9 tỷ và 8,3 tỷ đô la Mỹ.
Con đường trở thành đặc vụ FBI
Để nộp đơn cho vị trí nhân viên FBI, thí sinh phải ở độ tuổi 23 đến 37. Tuy nhiên, việc này phụ thuộc vào Phòng Quản lí Nhân sự, đối với các thí sinh là cựu quân nhân có giới thiệu sẽ được dự tuyển ngay cả khi hơn 37 tuổi.
Năm 2009, Phòng Quản lí Nhân sự đã phát hành cuốn cẩm nang hướng dẫn: OPM Letter Ứng viên phải có bằng công dân Mỹ, lí lịch tốt và có bằng cử nhân hệ 4 năm. Tất cả các nhân viên FBI đều được yêu cầu kiểm tra an ninh tối mật.
Kì sát hạch kiểm tra tối mật của đặc vụ FBI |
Để thành công trong kì kiểm tra an ninh tối mật, các ứng viên tiềm năng phải vượt qua một loạt các "cuộc điều tra lý lịch bản thân phạm vi đơn"(SSBI) do Phòng Quản lí Nhân sự đưa ra. Các ứng viên đặc vụ phải vượt qua bài "Kiểm tra Thể chất"(PFT) bao gồm 300m chạy, 1 phút duỗi thẳng, hít đất hết cỡ và chạy 2.4 km. Ngoài ra ứng viên phải vượt qua đợt kiểm tra tim mạch với các câu hỏi về tiền sử sử dụng ma túy.
Sau khi các ứng viên tiềm năng vượt qua kì sát hạch kiểm tra tối mật và đồng ý kí vào đơn SF-312, họ sẽ than dự trại huấn luyện FBI tại Căn cứ Thủy quân Lục chiến ở Quantico, Virginia. Các ứng viên trải qua 21 tuần tại Học viện FBI, tại đây họ tiếp tục 500 giờ học và 1000 giờ thực huấn. Sau khi tốt nghiệp, tân đặc vụ FBI sẽ được bố trí trên khắp Mỹ và thế giới, tùy vào khả năng riêng của từng người.
Buổi Kiểm tra Thể chất" (PFT) của đặc vụ FBI |
Các chuyên viên hỗ trợ sẽ làm việc tại một trong các tòa nhà dành riêng mà FBI sở hữu. Tuy nhiên, bất kỳ đặc vụ hay nhân viên hỗ trợ nào cũng có thể bị chuyển công tác bất kỳ lúc nào nếu Cục cảm thấy cần họ hỗ trợ cho phòng đại diện hoặc một trong 400 cơ quan tại địa phương của FBI.
Theo số liệu tháng 4 năm 2011, FBI có tổng cộng 35,506 nhân viên. Trong đó bao gồm 15,503 đặc vụ và 20,003 chuyên viên hỗ trợ, như chuyên viên phân tích tình báo, chuyên gia ngôn ngữ, nhà khoa học, kỹ thuật viên công nghệ thông tin và các chuyên viên trong lĩnh vực khác.
Đặc vụ FBI được phép mang vũ khí khi tiến hành nhiệm vụ (và đây là một câu chuyện dài mà bạn đọc có thể tìm hiểu thêm ở cuối bài viết này), và việc sử dụng súng của họ cũng bị hạn chế, tương tự như các cơ quan thực thi pháp luật khác trên lãnh thổ Mỹ. Một đặc vụ chỉ được phép nổ súng khi cần thiết, để tránh gây ra thương vong (hoặc tệ hơn là tử vong) cho các đặc vụ khác, hoặc dân thường.
Khẩu Glock, vật bất ly thân của đặc vụ FBI |
Các đặc vụ FBI cũng không được phép nghe trộm điện thoại của các đối tượng đang nằm trong diện nghi vấn. Và để xin được quyền cho phép từ phía toàn án, họ phải trình bày rõ được những nguyên nhân chứng minh rằng đối tượng này có tham gia vào một hoạt động bất hợp pháp nào đó, và việc nghe trộm điện thoại sẽ giúp họ có được những thông tin quan trọng. Thẩm phán liên bang sẽ là người tiến hành phê duyệt và theo dõi việc nghe trộm. Nếu như không có sự cho phép của tòa án, nghe lén điện thoại là một trọng tội - và đối với 1 điệp vụ FBI - đó là sự đánh đổi gần như cả sự nghiệp của họ.
Vũ khí của đặc vụ FBI là khẩu Glock (loại súng ngắn bán tự động được sản xuất bởi công ty Glock GmbH nằm ở Deutsch-Wagram, Áo) đời 22 với loại đạn 40 S&W, các khẩu Glock đời 17, 19 và 26 với đạn 9mm Luger, Mẫu 23, 27 và 40 S&W được phép mang như súng dự phòng. Các đặc vụ thuộc "Đội Giải cứu Con tin" và đội SWAT được sử dụng khẩu Springfield mẫu 1911A1 đạn 45 ACP.
“Cánh tay phải” của FBI
Vì nhiệm vụ của FBI liên tục mở rộng và cải tiến trong thời kỳ khủng bố hoạt động mạnh mẽ, nên rất nhiều đơn vị khác nhau đã được phát triển nhằm xử lý các thông tin, sự cố và tình huống. Tuy nhiên, 3 đơn vị: Đơn vị Thông tin tội phạm Tư pháp, Bộ phận phân tích và xử lý bằng chứng và Đội giải cứu con tin.
Đơn vị Thông tin tội phạm Tư pháp
Là bộ phận lớn nhất của FBI, và điều này cũng dễ hiểu bởi việc thu thập, phân tích và so sánh các dữ liệu thu thập được tại hiện trường vụ án là công việc quan trọng nhất trong quá trình điều tra. Được coi là kho lưu trữ thông tin tội phạm lớn nhất thế giới hiện nay, kho lưu trữ của FBI chứa đến hơn 47 triệu dấu vân tay, kèm theo đó là vô số những thông tin chi tiết về các thể loại tội phạm trên khắp nước Mỹ.
Bộ phận xử lý thông tin của FBI |
Phương thức bảo mật an toàn tuyệt đối khiến kho dữ liệu này trở nên bất khả xâm phạm trước sự tấn công của các tin tặc, đồng thời cách thức truy cập cũng rất nhanh gọn. Bất kỳ cơ quan thực thi pháp luật nào ở cấp độ quốc gia, địa phương và tiểu bang đều có thể truy cập vào kho dữ liệu này để nhanh chóng lấy được những thông tin cần thiết.
Bộ phận phân tích và xử lý bằng chứng
Bộ phận phân tích và xử lý bằng chứng |
Sở hữu những phòng thí nghiệm cùng những công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay, rõ ràng đây là một thế mạnh không phải bàn cãi của FBI. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích tất cả các mẫu bằng chứng bao gồm DNA từ máu, tóc, vũ khí, dấu vân tay và phân tích chữ viết. Những nhân viên phân tích đều phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản từ Phòng thí nghiệm và Trung tâm đào tạo tại học viện FBI.
Đội giải cứu con tin
Đội giải cứu con tin của FBI |
FBI cũng sở hữu trong tay một trong những đội giải cứu con tin hàng đầu thế giới - The Hostage Rescue Team (HRT). Ban đầu, HRT cũng chỉ giống như một đội chiến đấu thông thường, và được trang bị gần như đội SWAT. Công việc của họ là sử dụng sức mạnh vũ lực để giải cứu con tin. Trong khi đó, đơn vị đàm phán, với công việc chính là giải cứu các con tin trong hòa bình và tránh xảy ra đổ máu sẽ vào cuộc trước khi HRT nổ súng.
Thế nhưng, một sự cố xảy ra vào năm 1992 khi 2 đội này hoạt động lệch pha nhau, các tay súng từ phía HRT đã nổ súng trước khi đội đàm phán vào cuộc, và kết quả là toàn bộ gia đình nạn nhân đã thiệt mạng. Sau sự cố này, HRT và đội đàm phán đã được sát nhập vào thành 1 tổ chức duy nhất - The Critical Incident Response Group - tạm dịch: Đội phản ứng với các tình huống khẩn cấp, và đội này sẽ hoạt động dưới quyền của 1 chỉ huy duy nhất.
Kỳ sau: Những vụ án bí ẩn khiến FBI phải 'bó tay'