G20 cam kết hoãn nợ và đảm bảo hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển

Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang nghiên cứu những cách thức tiếp cận mang tính cơ cấu để đảm bảo hoạt động tài trợ dài hạn dành cho các nước đang phát triển, trong đó có việc phát triển các thị trường vốn nội địa và công tác thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực tư nhân.
Nhân viên y tế kêu gọi người dân xét nghiệm COVID-19 tại một khu chợ ở Jakarta, Indonesia ngày 2/6/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Nhân viên y tế kêu gọi người dân xét nghiệm COVID-19 tại một khu chợ ở Jakarta, Indonesia ngày 2/6/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trong tuyên bố ngày 25/9, Saudi Arabia - nước đang giữ cương vị Chủ tịch G20 - cho hay 46 quốc gia đã đăng ký giãn nợ theo Sáng kiến Hoãn thanh toán nợ (DSSI) được các thành viên của G20 thông qua tháng 4 vừa qua. Trong sáng kiến này có đề nghị hoãn các khoản thanh toán nợ song phương chính thức nhằm giải tỏa các khoản ngân quỹ dành cho các quốc gia để tập trung vào công tác đấu tranh với đai dịch COVID-19. 

Ông Bandr Alhomaly, quan chức Saudi Arabia nói: “Tất cả các nước chủ nợ song phương chính thức quan trọng vẫn duy trì cam kết hoãn thanh toán nợ cho những quốc gia bị tổn thương nhiều nhất trong giai đoạn khó khăn hiện nay”.

Trong tuần này, hội nghị trực tuyến các bộ trưởng Thương mại và đầu tư G20 do Saudi Arabia chủ trì đã diễn ra với nhiều cam kết hợp tác hướng tới mục tiêu tăng cường hợp tác trong các chính sách thương mại và đầu tư nhằm ứng phó với những khó khăn về kinh tế do dịch COVID-19 gây ra.

Tuyên bố chung sau hội nghị khẳng định cam kết của các  thành viên trong việc thực hiện mọi biện pháp và sử dụng tất cả công cụ chính sách sẵn có nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế và xã hội do đại dịch, phục hồi tăng trưởng toàn cầu và đầu tư quốc tế, tăng khả năng phục hồi và duy trì ổn định thị trường.

Trong bối cảnh hiện có ít nhất 80 quốc gia và vùng lãnh thổ áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu hàng hóa sau khi dịch bùng phát, các bộ trưởng hối thúc các nước chấm dứt những biện pháp hạn chế  và thực hiện những bước đi cần thiết để xúc tiến thương mại, đồng thời nhấn mạnh các biện pháp bảo hộ khẩn cấp trong giai đoạn dịch hiện nay phải đảm bảo không trở thành rào cản đối với thương mại hay chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, G20 đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nỗ lực phục hồi kinh tế và giảm thiểu những tác động tiêu cực nhất của cuộc khủng hoảng này. Hơn 10 năm sau, thế giới lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn khác, lần này không chỉ là kinh tế, tài chính, mà còn đe dọa trực tiếp sinh mạng của hàng triệu  người.

Trong bối cảnh đó, G20 đã trở thành tâm điểm chú ý khi được kỳ vọng một lần nữa đóng vai trò đầu tàu, giúp điều phối, thúc đẩy, củng cố sự hợp tác quốc tế nhằm đưa thế giới vượt qua “cơn bĩ cực” mang tên COVID-19 hiện nay.

Theo TTXVN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.