G20 hỗ trợ thành lập mạng lưới các chuyên gia môi trường quốc tế UNESCO

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc họp của các Bộ trưởng Môi trường các quốc gia G20 tại Naples, đã ủng hộ sáng kiến ​​của Ý thành lập mạng lưới các chuyên gia môi trường quốc tế tại các địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới, bao gồm các Khu dự trữ sinh quyển, Công viên địa chất toàn cầu và các khu di sản thiên nhiên. Mạng lưới này nhằm tăng cường đào tạo trong việc phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái.
G20 hỗ trợ thành lập mạng lưới các chuyên gia môi trường quốc tế UNESCO

Với tên gọi “Mạng lưới Trái đất của UNESCO”, sáng kiến ​​này là trục chính trong chiến lược Đa dạng sinh học của UNESCO, nhằm giáo dục và đào tạo một số lượng lớn các chuyên gia và người dân địa phương để giải quyết các thách thức về môi trường. Mục tiêu đề xuất là bảo tồn 30% diện tích đất và các vùng biển được coi là khu bảo tồn vào năm 2030, mục tiêu này sẽ được đệ trình lên các Bên của Công ước Đa dạng Sinh học tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Đa dạng Sinh học COP 15 ở Côn Minh, Trung Quốc.

"Đây là cơ hội duy nhất để thông qua Mạng lưới các di sản do UNESCO công nhận, chúng ta có thể suy nghĩ lại về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Điều quan trọng là cần hỗ trợ và đào tạo thanh niên trong việc khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái, cũng như truyền tải các di sản văn hóa và thiên nhiên."

- Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO, trong thông điệp gửi tới Hội nghị thượng đỉnh G20

Thỏa thuận sau năm 2020 đề xuất đạt tới ngưỡng bảo tồn 30% diện tích trong các khu bảo tồn - nhưng UNESCO từ lâu đã lên tiếng cảnh báo về số phận của 70% còn lại và sự cần thiết phải có một chương trình đào tạo và giáo dục toàn cầu.

G20 hỗ trợ thành lập mạng lưới các chuyên gia môi trường quốc tế UNESCO ảnh 1

Mong muốn của UNESCO là cảm hóa và đào tạo cho toàn bộ 100% dân số thế giới về những thách thức liên quan đến môi trường, để mỗi cá nhân có thể trở thành một người bảo vệ của Trái đất. Mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển thế giới đã tổ chức kỷ niệm 50 năm hành động vì hành tinh trong năm 2021, xác định các mô hình bền vững trong đó các hoạt động của con người phát triển hài hòa với mọi dạng sống. Các khu dự trữ sinh quyển này đã bảo vệ hơn 5% bề mặt Trái đất, và đang góp phần vào việc đạt được mục tiêu 30% vào năm 2030.

Trên hết, chúng là nguồn cảm hứng để phát triển các mô hình thân thiện với môi trường hơn ở khắp mọi nơi trên Trái đất và suy nghĩ lại về mối quan hệ của con người với thiên nhiên.

Mạng lưới các chuyên gia sẽ hỗ trợ năng lực quản lý và phục hồi hệ sinh thái tại các địa điểm đã được UNESCO công nhận, sự thích ứng của hệ sinh thái với tác động của biến đổi khí hậu, cũng như hỗ trợ cho thanh niên và cộng đồng địa phương.

Theo UNESCO
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.