Gần 40.000 công chức, viên chức nghỉ việc chủ yếu trong ngành Y tế, Giáo dục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo thống kê của Bộ Nội vụ tổng hợp từ các bộ, ngành và 63 tỉnh thành, phố tính từ 1/1/2020 và đến 30/6/2022, cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc và thôi việc là 39.552, chiếm 1,94%. Trong đó viên chức chiếm tỉ lệ đa số, còn công chức chỉ chiếm 1,63%. Tổng số công chức là hơn 4.000 người, chiếm 1,98%; còn viên chức là 35.523 người.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ sáng 22/10.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ sáng 22/10.

Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội vào sáng 22/10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin đáng chú ý liên quan đến tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc thời gian qua.

Trong số công chức, viên chức nghỉ việc, đối tượng là người lao động trong ngành giáo dục và y tế chiếm tỷ lệ cao, trong đó khối giáo dục có số người xin thôi việc là 16.427 người, chiếm 41,53%, lĩnh vực y tế có 12.198 người.

“Số cán bộ, công chức, viên chức thôi việc chủ yếu là những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội phát triển như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, CầnThơ”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay.

Đặc biệt đây là những nơi có số lượng doanh nghiệp rất lớn và có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Các vùng khó như Tây Bắc hay Tây Nguyên, tỷ lệ này rất nhỏ.

Giải thích nguyên nhân của thực trạng này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng đó là do yếu tố khách quan, đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, từ đó đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nhất là viên chức phải chịu áp lực rất lớn trong công việc.

Áp lực này nặng nề, đặc biệt đối với nhân viên y tế, trong bối cảnh dịch bệnh nguy hiểm và vô cùng rủi ro. Thêm vào đó, đời sống, chế độ, chính sách hỗ trợ cho lực lượng nhân viên y tế cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đối với ngành giáo dục phải thay đổi phương thức làm việc. Trước đây giáo viên lên lớp, giảng dạy theo phương thức truyền thống, nhưng trong quá trình xảy ra đại dịch COVID-19, giáo viên phải dạy online, phải thay đổi phương thức làm việc. Cho nên đã tạo nên áp lực rất lớn và nặng nề với viên chức giáo dục.

Số người nghỉ việc tập trung vào hai đối tượng này là chính. Sau khi chúng ta cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, hệ thống doanh nghiệp phục hồi và mở rộng từ đó có điều kiện để thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Trong đó có các dịch vụ liên quan đến giáo dục, y tế cũng phát triển, nhất là khoảng 5 năm trở lại đây. Như vậy các dịch vụ y tế có điều kiện để thúc đẩy mạnh mẽ, dịch vụ giáo dục ngoài công lập cũng vậy. Ngoài ra các chế độ ưu đãi tốt đã thu hút các nguồn lực từ khu vực công sang khu vực tư...

Về giải pháp để hạn chế lao động nghỉ việc, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đầu tiên chúng ta cần tập trung quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Việc điều chỉnh mức lương cơ sở cũng là một trong những giải pháp giảm bớt khó khăn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tiếp nữa, cũng cần xem xét lại một cách tổng thể và toàn diện về công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức, viên chức.

“Phải nhìn nhận một cách khách quan, công tâm về vấn đề này để chúng ta có ứng xử, phải thay đổi toàn diện vấn đề quản lý, sử dụng, đặc biệt là vấn đề tuyển dụng đối với công chức, nhất là đối với viên chức đang thực hiện nhiệm vụ dịch vụ công trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tôi thấy cần phải xây dựng môi trường làm việc văn hóa, thân thiện để làm sao cán bộ, công chức, viên chức cảm thấy yên tâm làm việc trong môi trường chính trị, văn hóa, xã hội thật tốt", Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trên thế giới tình trạng này cũng rất phổ biến. Ví dụ như ở Pháp, tỷ lệ công chức nghỉ việc hơn 9%, cao hơn chúng ta rất nhiều, Singapore là một đất nước có nền công vụ rất tốt, nhưng tỷ lệ công chức, viên chức nghị việc cũng chiếm khoảng 9%. Hay như Hoa Kỳ, hay các nước trong khối ASEAN số lượng công chức, viên chức ở khu vực công nghỉ việc để chuyển sang khu vực tư cũng rất lớn. Điều đó cho thấy xu thế chung là để đảm bảo cân bằng trong thị trường lao động do cơ chế thị trường chi phối.

“Chính vì vậy đã tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa khu vực công và khu vực tư. Tới đây chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện thể chế liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức phải tính đến vấn đề đảm bảo được sự cạnh tranh rất rõ ràng, công bằng giữa khu vực công với khu vực tư để chúng ta giữ chân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những đội ngũ chất lượng cao”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cam kết.

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.