Gia tăng lo ngại về sức khỏe tâm thần của trẻ em sau đại dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Kết quả một cuộc thăm dò mới đây cho thấy gần 75% số phụ huynh được hỏi bày tỏ lo ngại về sức khỏe tâm thần của con cái sau đại dịch COVID-19.
Gia tăng lo ngại về sức khỏe tâm thần của trẻ em sau đại dịch COVID-19

Theo cuộc thăm dò do BBC Bitesize phối hợp với Netmums tiến hành đối với hơn 2.000 phụ huynh, 74% số người được hỏi cảm thấy lo ngại về sức khỏe tâm thần của con cái và một tỷ lệ tương tự cho biết họ coi sức khỏe tâm thần của con cái là ưu tiên cao hơn kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

Gần 50% nói rằng con cái của họ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần và 46% cho rằng trẻ cảm thấy cô đơn trong thời gian đại dịch. Kết quả thăm dò cũng cho thấy ảnh hưởng của biện pháp phong tỏa đối với kỹ năng xã hội và sự tự tin của trẻ. Tổng cộng 48% báo cáo rằng con của họ đang gặp khó khăn khi kết bạn và giao tiếp xã hội, trong khi 66% cho biết con họ lo lắng vì không thể gặp bạn bè và gia đình thường xuyên như trước. Gần 28% số cha mẹ ghi nhận sức khỏe tâm thần của con họ đi xuống trong 6 tháng qua.

Trưởng bộ phận sản xuất nội dung của BBC Bitesize, bà Helen Foulkes cho biết các số liệu thống kê đã nói lên mối lo ngại về sức khỏe tâm thần của trẻ em và hạnh phúc nói chung của các gia đình sau đại dịch đang đạt đến đỉnh điểm.

Về phần mình, Tổng biên tập của Netmums, bà Anne-Marie O’Leary chia sẻ: “Ngay từ những ngày đầu đại dịch, các bậc cha mẹ đã nói với chúng tôi rằng sức khỏe tâm thần của con cái họ đang trở thành nỗi lo ngày càng tăng”. Bà nói thêm rằng nghiên cứu mới nhất là bằng chứng cho thấy tác động tích tụ sau 2 năm học bị gián đoạn và việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.