Chỉ số đồng USD, thước đo sức khỏe của đồng bạc xanh so với rổ các đồng tiền chủ chốt khác, đứng ở mức 91,102 sau đà tăng lên mức 91,261 trong phiên trước, mức cao nhất kể từ phiên 12/1. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng vượt 3% trong ngày 25/4. Đây được cho là hai yếu tố chính tạo sức ép lên giá vàng trong phiên này.
Bước vào phiên giao dịch Mỹ giá vàng tiếp tục suy giảm sau khi báocáo về tỷ lệ thất nghiệp được công bố, mức giá thấp ghi nhận đượctrong phiên tại 1313.69$/ounce. Kết thúc phiên vàng đóng cửa tại 1218.24 giảm 0,35% so với phiên trước.
Theo Bộ lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ giảm 24.000 đơn xuống còn 209.000 đơn trong khi con số dự báo của thị trường là 230.000 đơn. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 1969. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp liên tục cũng giảm 29.000 đơn xuống còn 1.837.000 đơn.
Hiện các thị trường đang chờ đợi quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). ECB được dự đoán sẽ giữ nguyên chính sách, xoa dịu các lo ngại về các dấu hiệu yếu đi gần đây của nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) và có thể sớm kết thúc chương trình mua trái phiếu.
Tại thị trường trong nước, sau đà giảm liên tiếp, giá vàng miếng vào cuối phiên ngày 27/4 đã có động thái tích cực, vào lúc chốt phiên, giá mua vào đạt ngưỡng 36,66 triệu đồng/lượng và bán ra là 36,76 triệu đồng/lượng, cả chiều mua và chiều bán đã tăng khoảng 50 nghìn đồng/lượng so với đầu phiên.
Trong khi đó, Công ty VBĐQ Sài Gòn cho chốt phiên ở mức mua vào là 36,62 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 36,82 triệu đồng/lượng.