Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế đã không đổi ở mức 1,418,60 USD/ Oz vào đầu giờ sáng nay, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 25/6.
Đồng USD đã giảm xuống gần mức thấp nhất trong một tuần so với đồng yên Nhật. Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Á tăng mạnh theo xu hướng của Phố Wall.
Thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng vọt trong tháng 5 và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã giúp thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ xuống mức thấp trong hai năm vào tháng 6, thêm dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế nước này sẽ chậm lại trong quý hai.
Ngân hàng trung ương Nga đã mua vàng trên thị trường nội địa với mức thấp hơn mức chuẩn để khuyến khích các nhà sản xuất Nga xuất khẩu thêm kim quý vàng, theo Reuters.
Các nhà phân tích cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu, nhu cầu mờ nhạt và dự trữ khổng lồ đồng nghĩa với việc giá vàng có thể tăng vọt lên mức cao mới.
Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC đã giảm nhẹ khoảng 10.000-20.000 đồng/lượng, cụ thể Công ty VBĐQ Sài Gòn tính đến 9h15 sáng nay đã niêm yết giá mua vào và bán ra lần lượt tại mức 38,8 - 39,1 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu tiến hành thu mua vàng SJC ở mốc 38,75 triệu đồng/lượng và bán ra ở mốc 39,15 triệu đồng/lượng. Giá nhẫn tròn trơn Vàng rồng Thăng Long sáng nay được giao dịch tại ngưỡng: 38,66 - 39,16 triệu đồng/lượng.
Trước động thái vàng trong nước trượt giá, nhiều người muốn nhanh chóng muốn bán tháo nhằm giảm lỗ, tuy nhiên trước triển vọng tăng của thị trường thế giới, các nhà đầu tư nên cân nhắc thời điểm bán ra hoặc tiếp tục tích trữ đợi giá tăng trở lại.