Giải mã bí ẩn sau gần 170 năm đoàn thám hiểm biến mất ở Bắc cực

Có rất nhiều bí ẩn tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm chưa được giải mã. Trong số đó, nhiều bí ẩn cho đến nay đã được xác định là gần như không còn cơ hội làm sáng tỏ. Nhưng cũng có những điều bí ẩn...

 

Giải mã bí ẩn sau gần 170 năm đoàn thám hiểm biến mất ở Bắc cực

Nhưng cũng có những điều bí ẩn đã được giải mã sau một thời gian, khi các điều kiện kinh tế, khoa học kỹ thuật hội đủ.

14-32-07_1
Họa phẩm ghi lại cảnh thê thảm của đoàn thám hiểm Franklin

Năm 1845, chuẩn đô đốc Hải quân hoàng gia Anh, nhà thám hiểm John Franklin cùng thủy thủ đoàn 128 người, mang theo số thực phẩm cho ba năm, lên tàu tiến vào vùng bắc Canada lạnh giá. Chuyến đi nhằm mục đích mở một hải lộ ở vùng Bắc cực kết nối Đại Tây dương và Thái Bình dương (ngày nay gọi là Hành lang Tây Bắc). Tuy nhiên, sau đó Franklin cũng đoàn tùy tùng mất tích. Hơn 30 cuộc tìm kiếm đã được thực hiện và số người chết trong các cuộc tìm kiếm còn lớn hơn đoàn thủ thủ mà họ đi tìm.  

Chuyến đi định mệnh

Đến năm 1859, tức là 14 năm sau ngày Franklin ra đi, người ta tìm thấy các bộ xương người cùng một cuốn số ghi chép hải trình, phần ghi cuối cùng là tháng 4/1848. Cuốn sổ cho biết sau khi các con tàu của đoàn Franklin mắc cạn trong băng, thủ thủ đoàn đã mất gần hai năm tìm cách giải thoát tàu. Nhưng rồi sau khi Franklin và 23 thủy thủ chết, những người sống sót đã quyết định thực hiện một chuyến đi đường bộ định mệnh qua vùng lãnh nguyên Canada (lãnh nguyên là những vùng Bắc cực trơ trụi bằng phẳng rộng lớn của châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, nơi tầng đất cái đã bị đóng băng vĩnh cửu-NV). Một số thủy thủ bị nói là đã ăn thịt nhau để sống sót.

14-32-07_2
Ảnh chụp xác tàu Erebus do tàu ngầm mini thực hiện

Nhưng điều gì đã xảy ra? Vào những năm 80 của thế kỷ trước, công trình nghiên cứu của nhà nhân chủng học người Canada Owen Beattie kết luận rằng các nhà thám hiểm đã không chết vì lạnh hay đói, mà là vì các chứng bệnh, ví dụ lao phổi, sau một thời gian yếu dần do nhiễm chì từ các hộp đựng thực phẩm.

Năm 2013, một nghiên cứu cho ra các kết luận rằng chì trong các bộ xương là hậu quả của việc phơi nhiễm lâu dài chưa rõ nguyên nhân, xảy ra từ khi các nhà thám hiểm còn ở Anh, không chỉ là nhiễm chì từ hộp thực phẩm. Một phần khác của bí ẩn liên quan đến đoàn thám hiểm của chuẩn đô đốc Franklin tiếp tục được giải mã vào năm 2014, khi một tàu ngầm robot của Canada định vị được xác Erebus, một trong các con tàu của chuẩn đô đốc Franklin, nằm sâu dưới lớp băng của Bắc cực.

Theo tờ Independent, xác của cả hai tàu thuộc đoàn thám hiểm, biến mất ở Bắc cực gần 170 năm đã được tìm thấy. Đoàn của Franklin gồm hai tàu: HMS Erebus và HMS Terror.

Adrian Schimnowski, người dẫn đầu cuộc tìm kiếm nói tàu HMS Terror được tìm thấy vào ngày 12/9/2016. Xác tàu này nằm ở độ sâu 24m trong vịnh Terror, gần đảo King William.

Chuẩn đô đốc Canada John Newton nói hai tàu của đoàn Franklin nằm cách nhau khoảng 50km. Chuyến thám hiểm khiến 128 thủy thủ và chỉ huy Franklin thiệt mạng cho đến nay vẫn là sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử khám phá Bắc cực, cho đến nay. Để tìm một hải trình tắt kết nối châu Âu và châu Á qua Bắc cực, thủy thủy đoàn của Franklin đã phải trả giá bằng tính mạng.

Các nhà sử học tin rằng hai con tàu đã bị mắc kẹt trong băng vào năm 1846. Chỉ huy Franklin và một số người chết sau đó vài tháng. Những người còn lại có vẻ như đã bỏ tàu vào tháng 4/1848 để tìm đến vùng đất an toàn.

14-32-07_3
Chân dung chuẩn đô đốc Franklin

Rất nhiều cuộc tìm kiếm, với giải thưởng cực lớn hồi đó, được thực hiện và lại lấy đi sinh mạng của nhiều người khác. Tuy nhiên, cũng nhờ những chuyến đi này, một phần Bắc cực đã được khám phá và giúp xác định Hành lang Tây Bắc, cho dù thực tế đã chứng minh thủy lộ này hoàn toàn không phù hợp để chạy tàu vì nhiều băng và thời tiết liên tục thay đổi.  

Phát hiện tình cờ

Ông Schimnowski nói bí ần về chuyến hải hành của Franklin có lẽ đã tiếp tục tìm trong bức màn tối nếu không có một cuộc thảo luận vào đêm khuya trên tàu nghiên cứu Martin Bergmann, giữa ông và Sammy Kogvik, người dân tộc Inuit, kiểm lâm Canada. Ông Kogvik nói về thứ gì đó ông thấy 7 năm trước trong khi đi trên xe trượt tuyết ngang qua vùng biển đã đóng băng ngoài khơi vịnh Terror.

Lúc ấy ông đã nhìn thấy một cột lớn thò lên từ mặt băng. Ông và một người bạn Inuit khác dựng lại, chụp ảnh thứ rất giống cột buồm. Nhưng khi về nhà, ông phát hiện ra mình đã làm rơi máy ảnh. “Ông ấy giữ bí mật chuyện đó, bởi vì ông không muốn bị cho là kể chuyện bịa”, nhà nghiên cứu Schimnowski nói. “Lúc đó chúng tôi đang nói chuyện trên tàu Bergmann và quyết định đổi hướng tàu để đến hiện trường”, ông kể. Và hình ảnh về chiếc chuông, một khẩu đại bác tương tự loại trên tàu Erebus, tay bánh lái, tất cả vẫn trong “tình trạng hoàn hảo” đã được ghi lại, theo lời ông Schimnowski.

14-32-07_4
Xác tàu HMS Terror

Tờ Telegraph cho biết, đã có những ghi chép nói rằng thợ săn nInuit kể với một nhà thám hiểm người Scotland vào năm 1840 rằng các tàu của Franklin đã bị đóng băng. Họ nói thủy thủ đoàn đã cố thoát thân nhưng bị giá lạnh đánh gục. Một số đã ăn thịt lẫn nhau để sống sót, thông tin này gây ra giận dữ ở London.

Thủ tướng Canada lúc đó là Stephen Harper, nói xác tàu HMS Erebus đã được định vị vào ngày 2/9/2014 dưới sự trợ giúp của một tàu ngầm điều khiển từ xa.

Cuộc tìm kiếm mang tính quyết định này đã được chính phủ Canada khởi động từ tháng 8/2008. Mặc dù tìm thấy xác tàu đắm từ ngày 2/9, nhưng phải đến ngày 1/10/2014, các nhà khoa học mới chắc chắn đó là HMS Erebus, một trong hai con tàu của đoàn thám hiểm Franklin. Việc thu hồi chiếc chuông của tàu được công bố ngày 6/11/2014.

Theo Nông Nghiệp
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.