Giải mã tính hai mặt của ‘đồng tiền FDI’

Cuốn sách “FDI - Đồng tiền hai mặt” của TS Phan Hữu Thắng, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật 2018, đã thể hiện quan điểm nhất quán cũng như những nhận định đa chiều về FDI ở Việt Nam đối với việc đánh giá tác động, thành quả và vấn đề của FDI trong 30 năm, kể từ khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến nay
Giải mã tính hai mặt của ‘đồng tiền FDI’ ảnh 1
TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài.

1. Nhắc đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giờ đây ít người không biết, thậm chí nó là từ khóa trở nên quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Song hiểu về nó một cách ngọn ngành, kỹ lưỡng, toàn diện, trên cơ sở khoa học được kết hợp một cách nhuần nhị giữa lý thuyết và thực tiễn thì ít người có được. TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế Hoạch Đầu tư là một trong số “ít người” như thế. Ông cũng là một trong số “ít người” may mắn được đồng hành và gắn bó với quá trình phát triển của FDI Việt Nam ngay từ khi các dự án FDI đầu tiên vào Việt Nam đến khi nó đi qua một hành trình hơn 30 năm phát triển.

Giờ đây, mặc dù đã không còn trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý, nhưng ông vẫn luôn tiếp xúc, làm việc với các đối tác là nhà đầu tư nước ngoài, luôn theo dõi, cập nhật những vấn đề liên quan đến FDI. Với lợi thế riêng có cộng với sự đam mê, tâm huyết, sâu sát với nghề đã giúp ông trở thành một chuyên gia sở hữu một khối lượng kiến thức sâu rộng với những kiến giải thấu lý đạt tình về một lĩnh vực vừa quen vừa lạ mang tên FDI.

Đấy cũng là lý do cắt nghĩa vì sao TS Phan Hữu Thắng luôn là một “tâm điểm” thu hút sự quan tâm của báo giới tìm đến phỏng vấn, chia sẻ mỗi khimuốn hiểu sâu hơn về lĩnh vực này. Cách đây mấy tháng, nhân sự kiện kỷ niệm 30 năm FDI Việt Nam (1987 - 2017), ông đã cho ra mắt cuốn sách “FDI đồng tiền hai mặt” do NXB Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành năm 2018.

“FDI: Đồng tiền hai mặt” là cuốn sách được tác giả - TS Phan Hữu Thắng tập hợp, tuyển chọn dựa trên một loạt bài báo, trả lời phỏng vấn của ông đã được đăng tải trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương như: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thanh niên, VnExpress, Zing, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Fobers Việt Nam, Nhân dân... về những vấn đề liên quan đến FDI trong suốt giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017. Cuốn sách đã thể hiện quan điểm nhất quán cũng như những nhận định đa chiều về FDI ở Việt Nam đối với việc đánh giá tác động, thành quả và vấn đề của FDI trong 30 năm, kể từ khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến nay.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà vừa ra đời, “FDI: Đồng tiền hai mặt” đã thu hút được sự quan tâm của độc giả, nhất là những người quan tâm, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế liên quan đến đồng vốn FDI. 

Theo lời của NXB Chính trị quốc gia sự thật thì: Đồng hành và gắn bó với quá trình phát triển của FDI ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên tìm đối tác, đàm phán các vấn đề then chốt của dự án… đến khi FDI đã đi được một chặng đường dài trên con đường phát triển, qua những bài viết, bài trả lời phỏng vấn, tác giả Phan Hữu Thắng đã chuyển tải đến bạn đọc những câu chuyện đầy ắp thông tin với góc nhìn của người trong cuộc. Các bài viết được thực hiện vào những mốc thời gian khác nhau, không chỉ phản ánh sự kiện mà còn thể hiện ý kiến, nhận định, đề xuất hướng xử lý vào thời điểm đó, mang ý nghĩa lịch sử, tính tham khảo, tổng kết khi nhìn lại từ thời điểm hiện tại.

Giải mã tính hai mặt của ‘đồng tiền FDI’ ảnh 2

2. Với dung lượng dày dặn - 500 trang, in trang trọng, trình bày đẹp, bố cục một cách khoa học, hợp lý, có thể nói “FDI: Đồng tiền hai mặt” là bức tranh toàn cảnh về hơn 30 năm FDI Việt Nam. Ở đó, bạn đọc có thể tìm thấy những vấn đề vĩ mô, những mảng sáng, mặt tích cực trong thu hút FDI. Đó là một nguồn lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và trong nền kinh tế nước ta nói riêng.

Không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, FDI còn giúp Việt Nam trong việc chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, tạo công ăn việc làm và đào tạo nhân công, thúc đẩy nền kinh tế trong nước tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, góp phần vào hội nhập quốc tế…

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cuốn sách cũng mang đến cho độc giả một thực tế khác, một kiến giải khác về “mặt trái của tấm huy chương”. Bên cạnh những mảng sáng, những tác động tích cực là chủ yếu thì FDI cũng mang đến cho Việt Nam không ít những mặt trái, hệ lụy cần kịp thời giải quyết, như: công nghệ chưa hiện đại, liên kết giữa DN FDI và DN trong nước chưa được như kỳ vọng, tình trạng chuyển giá, trốn thuế vẫn còn nhiều, xử lý môi trường chưa nghiêm, tác động lan tỏa đến nền kinh tế còn hạn chế, đóng góp chưa tương xứng với vốn FDI và ưu đãi của Nhà nước đối với khu vực này, thậm chí còn gây tổn thất cho nền kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước...

Hầu hết, tất cả những vấn đề lớn này đều được cuốn sách “FDI đồng tiền hai mặt” đề cập một cách sinh động, hấp dẫn nhờ cách bố cục, sắp xếp khoa học, hợp lý, logic với những tiêu chí cụ thể giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận thông tin một cách hệ thống, tập trung và xuyên suốt.

Cuốn sách được trình bày làm 4 chương, theo đó, chương I gồm 13 bài liên quan đến các vấn đề chung nhất của FDI và các thông tin mang tính thời sự về một số vấn đề FDI trong năm 2017 .

Chương II: Trao đổi FDI giai đoạn 2011- 2017 với 6 cấu phần về nhóm các sự cố và chuyên ngành như sự cố về môi trường, chuyển giá - trốn thuế, doanh nghiệp và hiện tượng, qui hoạch và chính sách, FDI với bất động sản và du lịch; Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Chương III, liên quan đến một số vấn đề quản lý Nhà nước đối với FDI. Và chương IV: Nghiên cứu quá trình phát triển của FDI. Chương này bao gồm các bài có tính nghiên cứu về kết quả thu hút FDI hàng năm giai đoạn 2011- 2017, cùng Phụ lục kết quả thu hút FDI từng năm trong suốt thời kỳ hạn chế và phát triển FDI với biểu đồ kèm theo.

Cuối cùng: Thay lời kết là phần những thông tin về hoạt động của tác giả qua lăng kính của báo chí.

Nhìn vào danh mục các chương với các tiêu đề nhỏ trong đó, có thể nói, hầu như dừng lại ở bài báo nào, người đọc cũng có thể phát hiện ra những điểm thú vị, hữu ích dù đó là vấn đề của ngày hôm qua, của nhiều năm về trước hay vấn đề nóng hổi của thời cuộc hôm nay. Có những bài mặc dù nội dung đã thuộc về “quá khứ”, ít có sự liên quan, tương tác với hiện tại, nhưng vẫn mang đến cho bạn đọc dư vị khó quên như dấu tích, “chứng nhân” của một thời, giúp người đọc có thể hình dung lại một cách sống động những vấn đề nóng gắn với diễn biến nền kinh tế trong một thời điểm nhất định như: FDI năm 2011 và giải pháp đột phá; Nhìn lại năm 2013 - một năm thành công thu hút FDI; Thu hút FDI: Việt Nam cần học cách “lắc đầu”; FDI 2017 - Vượt khó, tiếp tục đà tăng trưởng…

Song cũng có không ít bài được thực hiện từ năm 2011, 2012, 2014, 2015…, nhưng đến nay vẫn còn nóng hổi tính thời sự như: “Cần gạt bỏ tư duy càng đông, càng vui”; Thu hút FDI: Vì sao Formosa “ở lại”, Nhật Bản “ra đi”?; Người đến đặc khu, Đừng vội mừng với dự án “tỷ đô”, Muốn nhà đầu tư nước ngoài “mở hầu bao”, cần gỡ từ “nút thắt” hạ tầng…

Ở đó, những phân tích, dự báo, cảnh báo, đề xuất, kiến nghị mà TS Phan Hữu Thắng đưa ra về những vấn đề nhức nhối mà bạn đọc quan tâm như: Chống chuyển giá, trốn thuế và bỏ trốn, Qui hoạch và chính sách FDI, Một số vấn đề quản lý nhà nước đối với FDI..., đến nay đọc lại vẫn còn nguyên giá trị nhờ tính tư tưởng và tầm nhìn chiến lược.

3. Có thể nói, từ trang đầu đến trang cuối, “FDI: Đồng tiền hai mặt”là một trong những cuốn sách “đáng đọc”, nếu không nói là “cẩm nang” tham khảo đáng quí đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực này. “Đáng đọc” không chỉ bởi tính sinh động, chân thật, đa chiều và ngồn ngộn chất liệu thông tin, của cách sắp xếp, đặt và giải quyết từng vấn đề một cách thấu đáo dưới con mắt một chuyên gia “trong cuộc” hiểu rõ ngọn ngành tính hai mặt của “đồng tiền FDI” mà nó còn giá trị ở năng lực phân tích, phản biện, dự báo thậm chí là cảnh báo về những mặt tồn tại của FDI, từ đó, giúp những nhà hoạch định chính sách có thể tham chiếuđể đưa ra những chính sách phù hợp nhất với thực tiễn.

Ví như ở bài báo “Thận trọng với đề xuất của Formosa” đăng trên Báo Người Lao động ngày 26/6/2014, trước khi xảy ra sự cố “môi trường biển”, đã có một số ý kiến đề xuất xin thành lập đặc khu kinh tế Vũng Áng với nhiều ưu đãi đặc biệt, TS Phan Hữu Thắng đã thẳng thắn thể hiện quan điểm, chính kiến không ủng hộ của mình với nhiều lập luận, trong đó ông nhấn mạnh: Hà Tĩnh là tỉnh có vị trí địa lý chính trị rất quan trọng của đất nước trong khi dự án Formosa lại có yếu tố nước ngoài vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, Chính phủ cần rất thận trọng, xem xét thật kỹ lưỡng với đề xuất của nhà đầu tư, nói chung là không nên chấp thuận”. Và khi thực tế cá chết hàng loạt diễn ra ở các tỉnh miền Trung liên quan đến sự cố môi trường biển Formosa, thì chúng ta càng thấm thía những dự cảm và cảnh báo của TS Phan Hữu Thắng là đáng trân trọng.

Hay như ở bài báo “FDI- đồng tiền hai mặt” cũng là tiêu đề của tập sách, TS Phan Hữu Thắng đã đúc kết ra 8 nhóm thành công và 8 nhóm hạn chế của FDI Việt Nam đăng trên Theleader.vn  tháng 12/2017, đến nay, nhìn lại, những đúc kết đó vẫn giữ nguyên giá trị. Đó không đơn thuần là những nhận định khô khan mà nó là sự đúc kết dựa trên những trải nghiệm của một người trong cuộc từng lăn lộn với biết bao thăng trầm, nếm trải suốt hành trình 30 năm phát triển FDI Việt Nam…

Nói như nhận xét của GS. TSKH Nguyễn Mại: Là một người hoạt động quản lý nhà nước về FDI - lĩnh vực mới mẻ đối với nước ta kể từ khi bắt đầu thực hiện chủ trương của Đảng về “đổi mới và hội nhập”, TS Phan Hữu Thắng đã không chỉ coi trọng nghiên cứu lý thuyết, mà còn quan sát thực tiễn thu hút và sử dụng FDI, từ đó có những bài viết có chất lượng trên báo chí, phương tiện truyền thông, đóng góp vào việc tổng kết FDI trong từng giai đoạn 5 năm để hoàn thiện chính sách, luật pháp, cải thiện môi trường đầu tư nhằm làm cho khu vực FDI tác động nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.